Thay bàn thờ mới có phải thay bát hương không?

Có nhiều lý do khiến gia chủ phải thay bàn thờ mới, nhưng có lẽ có rất nhiều gia chủ thắc mắc có phải thay bát hương khi thay bàn thờ mới hay không? Sau đây, chuyên gia phòng thờ Vietnamarch sẽ giải đáp thắc mắc này cho quý gia chủ cùng tham khảo.

Thay bàn thờ mới có phải thay bát hương không?

1. Thay bàn thờ mới có phải thay bát hương không?

Chuyển nơi ở, mua nhà mới hay bàn thờ đã cũ,… vì vậy gia đình cần thay bàn thờ mới thay vì sử dụng bàn thờ đã cũ. Tuy nhiên, đối với bát hương thì sao? Liệu rằng thay bàn thờ mới thì có phải thay luôn bát hương hay không? Trên thực tế, khi thay bàn thờ mới thì không nhất thiết phải thay bát hương mới nếu như bát hương vẫn còn đẹp, vẫn còn mới. Bản chất của việc thờ phụng để để chúng ta tỏ lòng thành kính, nhớ ơn nghĩa của ông bà tổ tiên, hay những vị thần linh đã che chở.

Các gia chủ có thể thay bát hương khi thay bàn thờ mới khi:

  • Bát hương đã bị nứt, vỡ không còn phù hợp để thờ cúng
  • Gia chủ mong muốn thay bát hương mới đẹp hơn, tốt hơn cho gian thờ
  • Hoặc có thể khi chuyển đến nơi ở mới, gia chủ vẫn giữ lại ngôi nhà cũ và vẫn thờ phụng gia tiên không chuyển đến nhà mới,….

Bởi vậy, việc thay bát hương mới để tăng thêm sự trang nghiêm, thì đó là một việc nên làm. Nhưng nếu gia chủ vẫn muốn giữ bát hương cũ thì cũng không phải vấn đề. Theo quan niệm của nhà Phật, việc thay bát hương mới hay dùng lại bát hương cũ đều không ảnh hưởng đến gia đạo, hay những yếu tố tâm linh. Điều mà quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm và tránh một số những điều kiêng kỵ trong lập ban thờ.

Thay bàn thờ mới có phải thay bát hương không?

Theo nhiều nguồn thông tin truyền lại, khi thay bát hương mới, đối với bát hương cũ nên đưa ra sông để tạo sự mát mẻ. Tuy nhiên, cách làm này không chính xác, bởi việc bỏ bát hương xuống sông sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh. Nếu mang bỏ bát hương ngoài gốc cây lớn thì lại làm cho không gian mất mỹ quan. Còn nếu cứ mang lên chùa thì nhà chùa cũng không có chỗ chứa. Cách tốt nhất khi thay bát hương là gia chủ nên đập nhỏ bát hương cũ ra và đi chôn cất, đây là cách làm tối ưu nhất.

2. Cách thay bát hương cũ đúng theo thầy phong thủy

2.1. Các bước thực hiện thay bát hương cũ

Bước 1: Làm sạch bát hương

Gia chủ cần chuẩn bị khăn mới, sạch, sau đó giã gừng nhỏ ngâm rượu trắng và tiến hành nhúng khăn đã chuẩn bị trước đó vào hỗn hợp rượu ngâm rừng vừa làm, để thực hiện lau bát hương sạch sẽ.

Bước 2: Chuẩn bị tro và thất bảo

Tro bát hương, gia chủ có thể đi mua sẵn tại các cửa hàng bán đồ hàng mã. Dựa trên kích thước bát hương mà gia chủ mua để mua lượng tro cho phù hợp nhất. Còn thất bảo chính là các vật bằng đá quý và ngọc, gia chủ có thể mua dễ dàng ở những tiệm vàng bạc đá quý thường thấy.

Các bước thực hiện thay bát hương cũ

Bước 3: Bốc tro vào bát hương

Khi thực hiện bước này, gia chủ phải nhớ rửa tay sạch sẽ với hỗn hợp rượu gừng để tẩy uế khi bốc tro vào bát hương. Nguyên tắc cần nhớ là khi bốc tro phải bốc theo từng nắm ứng với: Sinh, lão, bệnh, tử, sinh (bắt đầu bằng sinh và kết thúc cũng bằng sinh).

Lưu ý: phải nhớ khi thực hiện bốc bát hương, trong đầu luôn luôn phải khấn: Con là … (họ tên)… Con xin bốc bát hương cho (thần linh, gia tiên, bà cô).

Bước 4: Đặt bát hương về đúng vị trí ban đầu

Bước 5: Sắm lễ thay bát hương mới

  • Đĩa ngũ quả
  • Hoa tươi
  • 3 Đinh tiền lễ
  • Bánh kẹo
  • Trầu 3 lá và cau 3 quả, có cành dài đẹp
  • 1 chén Trà (khô), 1 chén Rượu, 1 chén Gạo, 1 chén Nước và 1 chén Muối
  • 1 đĩa xôi, 2 bát chè ngọt và 5 cái bánh bao

Tùy vào phong tục thờ cúng tại địa phương mà gia chủ sắm lễ cho phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm của gia chủ. Tiến hành thắp 3 nén nhang cho mỗi bát hương, đối với lần sau thì chỉ cần thắp 1 nén hương.

Bước 6: Bố trí bát hương đúng vị trí, chắc chắn.

2.2. Văn khấn bỏ bát hương cũ

“Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Con kính lạy ngài Ngũ Phương, Ngài Ngũ Thổ, Ngài Phúc Đức Tôn Thần. Con kính lạy các ngài Tiền Hậu Địa Chủ Tài thần. Con kính lạy các bậc gia tiên và chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ đất này.

Con kính lạy Cao tằng tổ khảo; Cao tằng tổ tỷ; Bá thúc huynh đệ; cô di tỷ muội; nội ngoại dâu rể; Bà cô tổ, ông mãnh; Hội đồng Gia tiên họ: (họ của nhà mình)……………….. Kính mời các cụ hiển linh.

Hôm nay, ngày……tháng……năm……. (âm lịch)

Tên con là:…………………………………….Sinh năm: ……………………. Cùng các các thành viên trong gia đình con gồm: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….) Chúng con cư ngụ tại: …………………………

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà xin được đọc văn khấn thay bát hương cũ và thành tâm sắm lễ, hương hoa lễ vật, dâng lên trước án để bỏ bát hương cũ, thay bát hương mới thần linh và gia tiên, cầu cho mọi sự tốt đẹp, khang thịnh hơn.

Chúng con kính mời các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ đất này. Cúi xin các ngài nghe thấu tâm can, đáp lễ lời mời, giáng lâm trước án.

Nay tín chủ con muốn thay bát chân nhang, trước là để cảm tạ ơn trên, các vị thần linh, gia tiên đã phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con được bình an vô sự. Nay tín chủ con xin được thay bát hương mới để nơi thờ phụng các vị thần linh, gia tiên được khang trang, tươi đẹp hơn.

Sau lễ này chúng con xin phép được thay bỏ bát hương cũ bằng bát hương mới, mong các ngài lại ngự vào hiển linh vào bát chân nhang để toàn gia chúng con tiếp tục được thờ phụng. Tín chủ con lại kính mời vong linh tổ tiên, Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong xứ đất này đáp lễ lời mời, chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con luôn được bình an, may mắn, mọi sự tốt lành.

Chúng con kính lạy lễ bạc tâm thành,cúi dâng trước án, cúi xin mong được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)”

2.3. Văn khấn thay bát hương mới

Hôm nay là ngày …………. tháng …………… Năm …………

Tên con là ………………………… (Tín chủ của ………………….. địa chỉ ……………………..)

Con làm lễ bốc bát hương mới, mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…………………

Hương thắp đợt thứ hai thì hóa tiền vàng văn khấn, vãi riêng gạo muối ra trước ngõ. Khi còn ¼ hương thì xin tạ lễ.

2.4. Văn khấn lễ tạ

Kết thúc quá trình di dời bàn thờ xong, gia chủ sẽ bày lễ, thắp tuần hương mới và rót rượu. Nếu hương cháy được khoảng ¼ thì bắt đầu đọc văn khấn lễ tạ như sau:

Hôm nay là ngày…………..tháng năm……….

Tín chủ là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia (hoặc bàn thờ gia tiên)

Chúng con xin các vị Tôn thần (hoặc cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng) chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần (hoặc cụ tổ tiên nội ngoại) để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị thần linh (hoặc cụ tổ tiên nội ngoại) phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ!

3. Một số lưu ý khi thay bát hương mới cần biết

Sau đây là một số lưu ý khi thay bát hương mới mà gia chủ cần nên biết:

  • Ngoài việc bỏ tro nếp vào bát hương thì gia chủ nên chuẩn bị cả thất bảo (gồm thạch canh, xà cừ, mã não, thiết bạc, thiết vàng, san hô đỏ) để thu hút các trường năng lượng tích cực. Ngoài ra, gia chủ nên bỏ một lá thần chủ viết tên hiệu thần vị vào bát hương. Xem chi tiết tại: Hướng dẫn viết tờ dị hiệu bát hương đầy đủ và hoàn thiện nhất
  • Gạo vàng thần tài là vật phẩm mang lại may mắn, có sức linh nghiệm đặc biệt mạnh mà gia chủ có thể cho thêm vào bát hương.
  • Khi đổ tro vào bát hương, tuyệt đối không được đổ đầy cùng một lúc vào hết mà phải từng nắm một như chuyên gia phòng thờ Vietnamarch đã giải thích ở trên.
  • Phần tro cũ có thể đem thả sông cho mát mẻ, hoặc trôn dưới đất.
  • Khi đổ tro mới vào bát hương, gia chủ cần đốt 7 đồng tiền vàng (nếu là ban thờ Phật) và 3 đồng tiền vàng (ban thờ gia tiên) hơ xung quanh. Sau khi tiền vàng đã cháy được một nửa thì mới thả vào trong bát hương.
  • Có nhiều gia chủ thắc mắc có bỏ cát vào bát hương được không? Thực tế là được nhưng nguồn cát phải sạch và không được lẫn tạp chất.
thay bàn thờ mới có phải thay bát hương không
Tờ dị hiệu và thất bảo

4. Địa chỉ mua đèn phòng thờ đẹp, chất lượng

Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch là công ty chuyên phân phối và lắp đặt các loại đèn phòng thờ cho các chung cư và hộ dân ở các quận huyện của Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với nguồn hàng dồi dào, đầy đủ các chủng loại đèn trần thả phòng thờ, đèn chùm phòng thờ, đèn ốp trần phòng thờ, đèn gắn tường,… cùng đội ngũ thợ lắp đặt chuyên nghiệp, công ty chúng tôi tự tin sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu thi công lắp đặt của quý khách.

BỘ SƯU TẬP MẪU ĐÈN PHÒNG THỜ SALE UP TO 70%

Quý khách hàng cần lắp đèn phòng thờ đẹp, lắp đèn phòng thờ giá rẻ tại Hà Nội có thể tham khảo các mẫu đèn trần thả phòng thờ đẹp trên website chuyengiaphongtho.com của công ty chúng tôi, hoặc ghé thăm showroom 61 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

Ngoài ra, khi đến với Vietnamarch, gia chủ còn được chiêm ngưỡng nhiều bộ đồ thờ đẹp, chất lượng và những mẫu bàn thờ đứng, bàn thờ treo, tủ thờ, tranh trúc chỉ,…. Để được tư vấn, liên hệ ngay với chúng tôi:

Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.