“Thanh minh trong tiết tháng 3
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh,…”
Mỗi dịp tiết thanh minh là lúc các gia đình cùng đi tảo mộ, sửa sang, dọn dẹp như một cách để tỏ lòng thành kính, biết ơn tổ tiên, ông bà, những người đã khuất. Ý nghĩa là vậy, nhưng chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta không biết cúng thanh minh gồm những gì? Mâm cúng tết thanh minh ra sao? Hay bài văn khấn tiết thanh minh như nào? Tất cả sẽ được chúng tôi bật mí trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Nguồn gốc, ý nghĩa của tết thanh minh
Tiết Thanh Minh được bắt nguồn từ thời Xuân Thu chiến quốc. Tương truyền rằng, sau khi Tấn Văn Công lên ngôi vua nước Tấn, ông đã tri ân vị công thần Giới Tử Thôi, người mà đã từng xả thân cứu mình lúc nguy khốn bằng cách lập miếu thờ và mọi người trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày và ăn đồ nguội để tưởng niệm. Bởi vậy, cứ ngày 3/3 âm lịch hàng năm, mọi người xem đây là tết hàn thực. Nhưng tết hàn thực lại diễn ra đúng thời gian tiết thanh minh, bởi vậy về sau gọi chung tết hàn thực với tiết Thanh Minh.
Trong dịp thanh minh hàng năm, các gia đình thường sẽ thu xếp thời gian để ra tảo mộ, chăm sóc mộ phần những người đã khuất và tiến hành sắm lễ bày hương hoa lễ vật lên cúng. Chính bởi vậy, vào ngày tiết thanh minh, các nghĩa trang thường sẽ đông người tấp nập. Đây cũng là cách để thể hiện tinh thần hiếu nghĩa, lòng hiếu thảo, tưởng nhớ đến tiên tổ cũng như răn dạy con cháu phải ghi nhớ nét đẹp văn hóa của người Việt.
Một phần thể hiện sự nhân văn của người Việt thông qua dịp thanh minh chính là qua giúp sửa sang, quét tước cho những ngôi mộ vô chủ. Khi thắp hương cho mộ phần gia đình mình, mọi người thường sẽ thắp hương cho mỗi ngôi mộ xung quanh một nén hương.
***Xem thêm: Thay bàn thờ mới có phải thay bát hương không?
2. Lễ cúng thanh minh cần những gì?
2.1. Cúng thanh minh ngoài mộ cần những gì?
Lễ cúng cùng tùy tâm và tùy vào điều kiện của từng gia đình, phong tục tập quán địa phương. Thông thường, các gia đình có thiên hướng cúng lễ chay hoặc lễ mặn. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn chính là lòng thành kính của gia đình, con cháu.
Đối với lễ vật cúng tiết thanh minh, cần chuẩn bị: Hương, đèn, rượu, chè, quả, nước trong, trầu cau và tiền vàng. Nếu trường hợp mộ phần có nhiều bát hương thì phải thắp hương đầy đủ tất cả các bát hương.
Về mâm cỗ:
- Mâm cỗ chay gồm: Xôi chè, bánh trái, chai nước, oản chuối, gạo muối, bơ, chén mật ong, bỏng.
- Mâm cỗ mặn: ngoài những thứ trên thì mâm cúng có thêm rượu thịt, gà luộc, chân giò, hoặc khoanh giò tùy vào từng gia đình.
Lưu ý: trước khi cúng thanh minh ngoài mộ, gia chủ cần sửa soạn phần mộ, rẫy cỏ dại và dọn dẹp lại xung quanh rồi mới đặt lễ vật lên. Khi hương đã cháy được khoảng 2/3 thì làm lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà.
2.2. Cúng thanh minh tại nhà cần những gì?
Cúng thanh minh tại nhà chuẩn bị cũng khá đơn giản và có phần giống với những ngày lễ tết khác trong năm. Quan trọng vẫn là dựa trên phong tục của gia đình, địa phương để chuẩn bị lễ cúng cho phù hợp. Trong đó, mâm cúng, gia chủ có thể chuẩn bị xôi, gà luộc, canh măng, thêm đĩa xào cùng với những lễ vật như hoa quả, trầu cau, vàng mã, hoa tươi. Hoặc gia đình cũng có thể chuẩn bị mâm cúng chay.
Cúng giống như cúng thanh minh ngoài mộ, trước khi cúng cần dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, người cúng ăn mặc quần áo chỉn chu. Khi một tuần hương đã cháy hết thì gia đình hóa vàng và xin thụ hưởng lộc.
3. Mâm cỗ cúng tết thanh minh nên tham khảo
Sau đây là một số mẫu mâm cố cúng tiết thanh minh mà gia chủ có thể tham khảo để cúng lễ tại gia đình:
4. Văn khấn cúng tết thanh minh
4.1. Bài cúng tết thanh minh ngoài mộ
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày… tháng… năm…… (đọc ngày tháng âm lịch)
Tín chủ chúng con là:… (đọc tên của bạn)
Ngụ tại: ………………………..(địa chỉ của nhà bạn)
Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè, 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, cứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
4.2. Văn khấn cúng thanh minh tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…
Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia
Hôm nay là ngày 5 tháng 3 năm Nhâm Dần
Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồn xuôi gió, gặp nhiều may mắn.
Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
4.3. Văn khấn tạ mộ tiết thanh minh
Nam Mô A Di Đà Phật( 3 lần)
Hôm nay là ngày…tháng…năm… ( theo âm lịch)
Tên con là …..cùng toàn thể gia đình cư trú tại địa chỉ…nhân tiết thanh minh (hoặc cuối năm vv…) thành tâm tu thiết lễ vật hương hoa trầu cau, tiền vàng, mũ ngựa, xin sám tạ phần cụ…táng tại xứ đồng…(đọc tên các cụ cần tạ, có thể là một cụ hoặc nhiều cụ cùng 1 xứ đồng).
Dọ vậy chúng con thành tâm cúi đầu xin cung thỉnh:
– Nam vô u minh giáo chúa bản tôn địa tạng vương bồ tát, kim niên tọa hạ.
– Cung thỉnh: địa phủ trí tôn bắc âm phong đô nguyên thiên đại đế, thập điện minh vương, ngọc điện hạ.
– Cung thỉnh: Hoàng thiên hiệu pháp đức quang thái hậu thổ hoàng đị kì. Bảo điện hạ.
– Cung thỉnh: Tam giới chúa ôn thiên phù đại đế, tả đương niên thái tuế, hữu đương cảnh thành hoàng bản thổ đại vương từ hạ.
– Cung thỉnh: Đức đương cai bản xứ hậu thổ linh kì nguyên quân chúa tể vị tiền
– Cung thỉnh: Ngũ phương long mạch thủ mộ thần quan vị tiền
– Cung thỉnh: thủ hình, thủ hài,Thủ hồn, thủ cốt thần quan. Tả thanh y xứ giả, hữu tiếp phách tướng quân, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ trung đẳng thần án hạ.
– Cung thỉnh vong linh cụ… cùng lai lâm giáng hạ.
Phục nguyện: Chư Phật chư Thánh chứng minh, vạn Thánh, vạn Thần giám cách, lại lâm trắc giáng hương duyên, hiến hưởng lễ bạc tâm thành. khuông phù cho vong linh cụ…. táng tại bản xứ, được hồn phách quân an, hóa sinh hàm toại, nhất tội nhất xá, vạn tội vạn xá. Độ cho toàn gia tín chủ chúng con được gia môn hưng vượng, nhân vật bình an, thương mại hành thông, lộc tài vượng tiến. Điều lành đem đến, điều giữ đem đi. Sở cầu như ý, sở nguyện được tòng tâm.( lễ tạ hóa vàng mã)
5. Những lưu ý khi tảo mộ cúng tiết thanh minh
Khi đi tảo mộ tiết thanh minh, gia chủ cần chú ý một số những lưu ý sau đây:
- Tránh đi vào những nơi hẻo lánh bởi những khu vực dễ bị nguy hiểm
- Phụ nữ mang thai không nên đi tảo mộ vì sẽ dễ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé
- Đi lại nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến môi trường cũng như cảnh quan xung quanh.
- Tránh giẫm đạp lên mộ của nhà khác, không đá vào đồ cúng trên mộ, khi có con nhỏ đi cùng cần phải chú ý trông chừng cẩn thận
- Đối với những người sức khỏe yếu, khi về nhà nên bước qua chậu than để xua khí độc
BỘ SƯU TẬP MẪU ĐÈN PHÒNG THỜ ĐẸP SALE UP TO 70%
Đến đây, gia chủ đã hiểu được cúng thanh minh gồm những gì? Và cần chuẩn bị lễ cúng thanh minh như thế nào rồi. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp gia chủ có thêm kiến thức để chuẩn bị lễ cúng thanh minh sắp tới đây. Nếu quý gia chủ cần tìm mua sản phẩm đèn phòng thờ uy tín, chất lượng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất:
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Cách chọn cây cảnh trang trí bàn thờ
Việc đặt cây cảnh để trang trí bàn thờ được các gia chủ hết sức...
Ý nghĩa của lễ vật cúng trên bàn thờ
Bàn thờ là một sản phẩm tâm linh vô cùng quan trọng, không thể thiếu...
Mẫu bàn thờ màu đen huyền bí tại chung cư Epic Tower BTT25
Mẫu bàn thờ màu đen huyền bí tại chung cư Epic Tower BTT25 được cung...
Hoàn thiện lắp đặt bàn thờ treo tường gỗ gụ chung cư Sola Park BTT25
Vietnamarch vừa hoàn thiện việc lắp đặt bàn thờ treo tường gỗ gụ mẫu BTT25...
Lắp đặt bàn thờ đứng gỗ sồi tại chung cư The Zei Mỹ Đình
Thờ cúng là một phần quan trọng trong văn hóa và đời sống tinh thần...
Tổng hợp các mẫu bàn thờ không chân hiện đại nhất hiện nay
Trong những năm gần đây, bàn thờ không chân đã trở thành một lựa chọn...
Mẫu bàn thờ đứng kết hợp vách ngăn màu đen huyền bí hiện đại
Bàn thờ đứng kết hợp vách ngăn màu đen huyền bí hiện đại đang là...
Cách hóa giải hướng bàn thờ Họa Hại chuẩn phong thủy
Trong phong thủy, việc xác định hướng bàn thờ là rất quan trọng, bởi nó...