Mật Tông là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Mật Tông

Có lẽ đâu đó, ít nhiều trong chúng ta cũng từng nghe đến 2 từ “Mật Tông” nhưng lại không hẳn ai cũng biết và hiểu về Mật Tông, bàn thờ Mật Tông. Vậy Mật Tông là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Mật Tông như thế nào? Hãy cùng chuyên gia phòng thờ Vietnamarch đi tìm hiểu chi tiết nhất.

1. Mật Tông là gì?

Mật tông là gì? Định nghĩa Mật tông theo Wikipedia được hiểu như sau:

Mật Tông (zh. 密宗 mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Độ. Mật Tông lại chia thành hai phái: Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim cương thừa (Vajrayàna). Sự phát triển của Mật Tông gắn với các luận sư nổi tiếng như Subha Karasimha (Thiên Vô Úy, 637-735), Vajra Bodhi (Kim Cương Trí, 671-741), Amoghavajra (Bất Không Kim Cương, 705-774), Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, cuối thế kỷ thứ VIII), Dipankarasrijanàna (Atisa, cuối thế kỷ thứ XI).

Hay chúng ta hiểu theo cách dễ hiểu nhất chính là: “Mật” là bí mật của 1 tông phái của chư Phật, chúng được sử dụng để làm mật ngữ dạy trì chú, bắt ấn. Mật tông coi Đức Phật là nguồn ánh sáng và mô phỏng học theo các vị Phật và vị Bồ tát để tiến hành các nghi lễ. Điểm đặc trưng của Mật tông là sự betlehem kết hợp giữa truyền thừa và thực hành cá nhân. Mật tông nổi tiếng với câu thần chú “Om mani padme hum” cùng các bí mật và kỹ thuật tu hành phức tạp, điều này nhằm đạt được sự giải thoát và giác ngộ. Đây được xem là con đường tu hành nhanh nhất trong Phật giáo.

Mật Tông là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Mật Tông

2. Nguồn gốc và sự hình thành của Mật Tông

Mật tông được hình thành vào thế kỷ V và VI tại vùng Nam Ấn Độ, chia thành hai phái chính là Chân ngôn thừa và Kim cương thừa. Tư tưởng của Mật tông đã có dấu hiệu từ thời Phật giáo nguyên thủy, đặc biệt thông qua các câu thần chú trong Kinh Khổng Tước và bộ luật.

Trong nửa cuối thế kỷ VII, Ấn Độ giáo bắt đầu nghiên cứu các học thuyết, bao gồm cả những lý luận Phật giáo, nhằm cạnh tranh trong bối cảnh văn hóa đang phát triển. Phật giáo Đại thừa lúc đó tập trung vào khía cạnh triết học và tư tưởng nhân sinh, dần xa rời quảng đại quần chúng. Trong khi đó, các hiện tượng siêu hình và thần bí xuất hiện trong vùng đất Ấn Độ.

Để bảo vệ sức mạnh vốn có, Phật giáo Đại thừa đã tiếp cận Ấn Độ giáo và Bà La Môn giáo, tạo điều kiện cho Mật tông phát triển thành một hệ thống độc lập. Mật tông được truyền từ Đại Nhật Như Lai đến Kim Cương Bồ Tát, qua kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh, được lưu giữ trong một ngôi tháp và dạy cho Ngài Long Thụ.

Ngài Long Thụ tiếp tục truyền dạy Mật tông cho một cao tăng tại Đại học Nalanda, Long Trí, và sau đó đã giáo hóa ở miền Nam Thiên Trúc và Tích Lan. Mật tông lan rộng về phía Bắc tới Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản, và về phía Nam đến Miến Điện, Lào, và Campuchia, hình thành hai nhánh Mật tông chính: Nam Tông và Bắc Tông.

***Xem thêm: Tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ

Mật Tông là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Mật Tông

3. Mật Tông thờ ai?

Mật tông tôn thờ Đại Nhật Như Lai (hay Tỳ Lô Giá Na) làm giáo chủ bí mật, nhận lãnh pháp mầu nhiệm từ ngài thông qua phương pháp quán đảnh do ngài Kim Cang Bồ tát (còn gọi là Kim Cang Tát Đỏa) truyền lại. Đại Nhật Như Lai, hay Tỳ Lô Giá Na, không phải là đức Phật Thích Ca mà nhiều người nhầm tưởng, mà chính là Pháp thân Phật.

Bên cạnh Đại Nhật Như Lai là giáo chủ bí mật thì Mật Tông còn thờ các vị Phật:

  • A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya), hay Phật Dược Sư Mật Tông.
  • A Di Đà Như Lai (Amitabha) hay Phật A Di Đà Mật Tông
  • Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava)
  • Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi)

Đây chính là hình ảnh của Ngũ Phương Phật hay Ngũ Trí Như Lai. Ngoài ra, Mật Tông còn thờ các vị Bồ Tát như:

  • Đức Quán Thế Âm Bồ Tát,
  • Đức Phổ Hiền Bồ Tát,
  • Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,
  • Đức Địa Tạng Bồ Tát,
  • Đạo Sư Liên Hoa Sanh,
  • Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara,
  • Đức Quán Thế Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay….

Và thờ Bát Đại Hộ Pháp Mật Tông Tây Tạng bao gồm:

  • Yama: (Dạ Ma) Thần chết
  • Kubera (Vaisravana, Jambhala, Tài Bảo Thiên Vương)
  • Mahakala: Đại Hắc Thiên
  • Yamantaka (Hàng Phục Dạ Ma)
  • Hayagriva : Mã Đầu Minh Vương
  • Tshangs Pa or ‘White Brahma’ (Phạm Thiên Trắng)
  • Begtse: Thần Chiến Tranh
  • Palden Lhamo : Vị nữ thần

Mật Tông là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Mật Tông

4. Bắt đầu tu Mật Tông như thế nào?

Hiện nay, nhiều Phật tử thích tìm hiểu và tu tập Mật tông, vì cho rằng đây là pháp môn có thể giúp họ giải tỏa những điềm xấu. Tuy nhiên, nghi thức và điều kiện để hành trì chính xác và đúng đắn vẫn còn chưa được hiểu rõ ràng.

4.1. Điều kiện

Mật tông là một pháp tu rất cao cấp và đòi hỏi người tu phải phát triển định tâm, lòng từ bi, hiểu biết sâu sắc về vô thường, tánh không, và tâm xả ly. Đồng thời, cần có phương hướng quy y an toàn và tích cực trong cuộc sống để đạt được những mục tiêu tâm linh trong hành trình tu tập.

4.2. Nghi thức tu

Trong quá trình hành trì Mật tông, có nhiều nghi thức, quy củ và nguyên tắc nghiêm ngặt đối với những hành giả. Hành giả có thể thực hiện tu theo các cách sau:

  • Cách một: Hành trì Mật tông cao cấp đòi hỏi tu sĩ có am riêng, ẩn mình ở nơi yên tĩnh như rừng thiêng, hang động, hoặc điện. Hành giả có thể thực hiện thời gian nhập thất từ 1 tuần đến 3 năm.
  • Cách hai: Chư hành giả khổ hạnh thường thực hiện tu hành theo thời khóa, bao gồm 108 lần tụng Thần chú Đại bi, 1080 lần tụng Thần chú Vãng sanh, và Thần chú Chuẩn Đề. Kết hợp chuông mõ và trường canh trong khi niệm chú sẽ làm cho việc hành trì thêm linh nghiệm.
  • Cách ba: Hành giả khổ hạnh cũng có thể chọn sử dụng phòng cao ráo, sạch sẽ, ít vật dụng không cần thiết để tránh bị chi phối trong khi tu niệm. Phật tử cần có phòng riêng, tránh vướng bận gia đình, và quyết tâm tu hành để đạt hiệu quả nhanh chóng.

5. Các pháp khí của Mật tông

Pháp khí Mật tông (Phật cụ, Phật khí) là những vật dụng được các tín đồ Phật giáo sử dụng trong quá trình tu hành và thực hiện các nghi lễ. Chúng được dùng để thực hiện các pháp sự hoặc hỗ trợ trong quá trình tu chứng Phật pháp. Có nhiều loại pháp khí tiêu biểu thường được sử dụng trong các nghi lễ, như:

  • Chuông Kim Cang: đây là biểu tượng cho trí tuệ và sự tỉnh thức.
  • Chày Kim Cang: đây là biểu tượng cho sức mạnh và sự bất hoại.
  • Rìu kim cang: Mang ý nghĩa trừ tà và bảo vệ, rìu Kim Cang là pháp khí mạnh mẽ trong các nghi lễ.
  • Vương miện (Karma Mudra): thể hiện cho sự giác ngộ và thành tựu.
  • Dao Phổ Ba (Phurba): thể hiện cho trí tuệ sắc bén và khả năng chuyển hóa phiền não.
  • Kèn Ốc Loa: Pháp khí tạo âm thanh thiêng liêng, thường dùng trong các nghi lễ để tạo ra không khí tâm linh.
  • Bình quán đỉnh (Bumpa): thể hiện cho sự viên mãn và trí tuệ.
  • Kapala (Bát sọ): thể hiện cho sự vô thường và lòng từ bi.
  • Tràng hạt (Mala): Dụng cụ để đếm số lần trì tụng thần chú. Tràng hạt được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, đá, hạt…
  • Kinh luân (Bánh xe Mani): tmang ý nghĩa gieo trồng công đức và phát tán giáo pháp.
  • Cờ phướn (Lungta): đại diện cho chiến thắng và sự may mắn.
  • Khăn khata: Loại khăn này được dùng để chúc phúc và thể hiện lòng tôn kính trong các nghi lễ.

Nghiên cứu cho thấy pháp khí Mật tông được chia thành sáu loại lớn: Kính lễ, tán tụng, cúng dường, trì nghiệm, hộ thân, và khuyến giáo. Pháp khí Mật tông rất phong phú và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như vàng, bạc, đồng, với tạo hình phức tạp và sâu sắc. Mỗi loại pháp khí mang một ý nghĩa tôn giáo riêng và thể hiện màu sắc thần bí của Mật tông.

Mật Tông là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Mật Tông

6. Các chùa Mật Tông ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Mật tông không phải là truyền thống Phật giáo phổ biến nhất, nhưng cũng có một số chùa và tổ chức thực hành theo Mật tông, đặc biệt là truyền thống Phật giáo Kim Cang Thừa từ Tây Tạng. Những chùa và trung tâm này thường tập trung vào việc truyền bá giáo lý và thực hành Mật tông, bao gồm các nghi lễ, tụng kinh, và thiền định theo truyền thống này. Nói đến chùa Mật tông tại Việt Nam, có 2 ngôi chùa nổi tiếng nhất đó là:

  • Chùa Long Quang ở Hà Nội: hay còn được gọi là chùa Vực do nằm trên thôn Vực, là ngôi chùa nổi tiếng theo phái Mật tông Kim Cang Thừa. Chùa có tuổi đời hơn 600 năm và được xem là một trong những chùa Mật tông nổi tiếng nhất ở Hà Nội. Kiến trúc của chùa Long Quang tương tự như những ngôi chùa ở Bhutan, Tây Tạng hoặc Nepal, phản ánh mối liên hệ chung về trường phái Mật tông Kim Cang Thừa. Vào năm 2001, chùa đã được trùng tu và hiện nay có diện tích khoảng 7.000m2, được xây dựng theo kiến trúc mandala, tượng trưng cho vũ trụ và sự thiêng liêng.
  • Chùa Tây Tạng ở Bình Dương: Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Việt Nam trong truyền thống Mật tông, được biết đến với những điểm đặc biệt trong lịch sử và văn hóa. Chùa đã tạo dấu ấn đặc biệt với kỷ lục Guinness về bức tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam, một công trình nghệ thuật độc đáo và thu hút sự chú ý của nhiều người. Không chỉ nổi tiếng với kiến trúc theo phái Mật tông, ngôi chùa còn có nhiều câu chuyện đặc sắc, đặc biệt là câu chuyện về Thiền sư Minh Tịnh. Thiền sư Minh Tịnh đã có thời gian sống ở Ấn Độ và Tây Tạng trước khi trở về Việt Nam xây dựng chùa trong giai đoạn từ năm 1935 đến 1937. Hành trình đến Tây Tạng và những trải nghiệm của ông được ghi chép lại trong nhật ký, hiện được lưu giữ tại chùa.

Mật Tông là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Mật Tông

Trên đây là tất tần tật những thông tin về Mật Tông là gì? Cũng như hiểu được Mật tông có phải là Phật Giáo không? Hy vọng gia chủ đọc được bài viết sẽ có thêm những thông tin hữu ích mới về Mật Tông.

Phòng tư vấn Vietnamarch!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.