Tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ gọi chung là tín ngưỡng thờ Mẫu, thường được gọi là đạo Mẫu, xuất hiện khá phổ biến và từ rất lâu, tín ngưỡng này thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ. Trong bài viết lần này, mời các bạn cùng Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch tìm hiểu kỹ hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ cũng như điện thờ Mẫu có những gì nhé!

1. Tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ là tín ngưỡng tôn thờ thần linh nữ mà cao hơn hết là Thánh Mẫu (Mẹ). Thánh Mẫu với các quyền năng sinh sôi, bảo vệ, hỗ trợ và che chở cho con người, là nơi mà người phụ nữ có thể gửi gắm những ước vọng giải thoát mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội phong kiến. Ngoài ra còn có Thánh Bản mệnh là Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo – vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đi đến với Mẹ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.

Theo nhiều nghiên cứu, tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển trên nền thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa (Mẫu Tam phủ, Tứ phủ).

Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thần thánh trong hệ thống tín ngưỡng Việt Nam cai quản những lĩnh vực quan trọng hàng đầu của một xã hội nông nghiệp. Trong đó, Mẫu Thượng Thiên là vị thần cai quản cõi trời (còn được biết đến là Mẫu Liễu Hạnh của Tứ bất Tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam), Mẫu Thượng Ngàn là vị thánh mẫu thế gian không chỉ có mặt ở rừng núi mà còn ở khắp mọi miền và Mẫu Thoải là vị thần cai quản nước, biển, sông, hồ, suối, đầm…

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ

Tứ phủ (thờ Mẫu khu vực miền Bắc) còn gọi là Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ Vạn Linh, là một khái niệm trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Hệ thống đông đảo các vị thần khâm sai của tứ phủ được thờ tại hầu hết các đền, chùa, phủ ở miền Bắc nước ta trong đó chủ yếu là phúc thần. Cao nhất và chủ chốt là Tứ Phủ Thánh Đế, Tứ Phủ Thánh Mẫu, tiếp đến thấp dần là các hàng Ngũ Vị Tôn Quan, Thánh Chầu, Thánh Hoàng, Thánh Cô và Thánh Cậu, Ngũ Hổ Thần Tướng và Thanh Xà Bạch Xà Thần Tướng và còn có các thần linh địa phương khác ữa.

Đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam bản chất là thờ Tam phủ, Tứ Phủ và Thánh Mẫu Liễu Hạnh vẫn là thần chủ. “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh ở nước ta đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2016.

>>Xem thêm: Cách bài trí bàn thờ Phật chung với gia tiên chuẩn phong thủy

2. Điện thờ, bàn thờ Mẫu tam tứ phủ gồm có những gì?

Điện thờ Mẫu tại các chùa, đền, phủ thường gồm các ban thờ: Ban thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu Và Tứ Phủ Thánh Mẫu, ban thờ Ngũ Vị Tôn Quan, ban thờ Tứ Phủ Chầu Bà, ban thờ Thập Vị Quan Hoàng, ban thờ Thập Nhị Vương Cô, ban thờ Thập Nhị Vương Cậu, ban thờ Quan Ngũ Hổ Và Ông Lốt, ban thờ Vương Phụ Vương Mẫu.

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ

Nếu muốn lập điện thờ Mẫu hay bàn thờ Mẫu tại gia thì người lập phải là người có căn số, được Thánh lựa chọn, là người đã tham gia các nghi thức thờ cúng, hầu đồng ở các điện thờ, có hiểu biết về quy định khi lập điện.

Điện thờ Mẫu hay bàn thờ Mẫu tại gia thường có 3 ban chính là ban Tam Tứ Phủ công đồng, ban Trần Triều và ban Sơn Trang với các lớp tượng thờ và bàn thờ. Bên cạnh đó có bàn thờ Mẫu Thượng Thiên ở ngoài sân.

Không gian đặt điện thờ Mẫu hay bàn thờ Mẫu phải đảm bảo trang nghiêm, thoáng đãng, sạch sẽ. Người ta thường sử dụng bàn thờ đứng, bàn thờ sơn son thếp vàng, bàn thờ tam cấp hoặc nhị cấp để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tạo không gian trang nghiêm cho không gian thờ Mẫu.

Tùy theo điều kiện mà Gia chủ có thể lập điện thờ Mẫu, bàn thờ Mẫu có tượng hay không có tượng đều được, đôi khi chỉ cần có bát nhang, thờ long ngai, bài vị cũng được, quan trọng là phải thành tâm và đảm bảo thờ cúng đúng nghi lễ.

Nếu quý khách cần tìm mua bàn thờ có thể liên hệ ngay tới Vietnamarch để được tư vấn cụ thể. Để tra kích thước bàn thờ chuẩn mời truy cập tại THƯỚC LỖ BAN.

Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.