Lễ Phật Đản hay đại lễ Phật Đản là dịp lễ lớn trong năm của những người theo đạo Phật nói riêng và cộng đồng những người mến mộ đạo Phật nói chung. Trong bài viết lần này, Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu về nguồn gốc ý nghĩa của lễ Phật đản nhé!
1. Nguồn gốc ý nghĩa của lễ Phật Đản
1.1. Nguồn gốc của lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản (chữ Nho) hay lễ Vesak (tiếng Phạn) là ngày lễ quan trọng được tổ chức hàng năm vào tháng 4 âm lịch, ngày cụ thể thì tùy theo từng quốc gia. Đây là lễ kỷ niệm ngày sinh của Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (tên lúc nhỏ của Thích Ca Mâu Ni) – là một nhà tu hành, nhà truyền giáo và cũng là người sáng lập ra Phật giáo. Theo lịch sử Phật giáo, lúc nhỏ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra tại vườn Lâm Tì Ni vào ngày trăng tròn tháng Vesak năm 624 trước Công nguyên (tháng Vesak là tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ).
Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức bởi cả hai truyền thống Nam tông và Bắc tông:
– Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông (truyền thống Phật giáo phát triển) và Phật giáo Hán truyền (Phật giáo Trung Quốc), ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Một số quốc gia có nhiều Phật tử theo truyền thống Phật giáo Bắc tông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8 tháng 4 âm lịch.
– Theo Phật giáo Nam tông (truyền thống Phật giáo nguyên thủy) và Phật giáo Tạng truyền (Phật giáo Tây Tạng) thì ngày này là ngày Tam hiệp / Tam hợp (là ngày sinh của Đức Phật, là ngày Đức Phật thành đạo và là ngày Đức Phật nhập niết bàn). Các quốc gia theo Phật giáo Nam tông thường tổ chức lễ Phật Đản vào ngày trăng tròn trong tháng Vesak (tháng 4 âm lịch) hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 theo lịch dương.
1.2 Ý nghĩa của lễ Phật Đản
Ngày lễ Phật đản là ngày lễ có ý nghĩa quan trọng với những người theo đạo Phật, đây là dịp để tôn vinh Đức Phật, ôn lại cuộc đời của Đức Phật trên phương diện một con người lịch sử cùng với những lời răn dạy của Ngài.
Vào ngày lễ này, Phật tử ở khắp mọi nơi thường vinh danh Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) thông qua các hình thức như cúng lễ, dâng hoa, nghe thuyết giảng đồng thời thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, từ bi hỷ xả, làm việc thiện, bố thí, tặng quà hoặc tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng. Kỷ niệm Phật Đản cũng có nghĩa là làm những việc đặc biệt để mang đến hạnh phúc, chia sẻ niềm vui và hòa bình cho mọi người, đặc biệt là cho những người bất hạnh như người cao tuổi neo đơn, người khuyết tật và người bệnh.
>>Xem thêm: Bài cúng lễ Phật Đản tại nhà đầy đủ nhất
2. Lễ Phật Đản tại Việt Nam
Trước đây, lễ Phật Đản ở Việt Nam thường tổ chức vào ngày 8/4 âm lịch, nhưng những năm gần đây, lễ này sẽ được tổ chức từ 8 – 15/4 âm lịch, lễ chính là ngày 15/4 âm lịch (theo văn bản của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam).
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, từ năm 1981 đến nay, hàng năm Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Giáo hội Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính khắp đất nước.
Tại các chùa sẽ xây dựng lễ đài tổ chức Đại lễ trang trọng để dâng hương tưởng nhớ Đức Phật, tổ chức diễu hành bằng xe hoa, thực hiện lễ tắm Phật Thích Ca sơ sinh với sự tham dự của các cấp chính quyền và tăng, ni, phật tử, có trang trí đèn lồng và cờ Phật giáo, làm lễ phóng sinh, tổ chức văn nghệ, thuyết giảng Phật pháp, thả hoa đăng trên sông, hồ…
Vào dịp lễ này, các tổ chức từ thiện của Phật giáo thường tổ chức các hoạt động từ thiện, tặng quà những hoàn cảnh khó khăn như trẻ em cơ nhỡ, người già neo đơn…
Các phật tử trong dịp lễ này sẽ thực hiện không sát sinh, ăn chay, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và trang trí bàn thờ Phật cho đẹp. Ngoài ra, các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, dựng lễ đài lớn, trang trí xe hoa, cờ Phật giáo, lồng đèn… hoặc nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống.
Trên đây là nguồn gốc ý nghĩa của lễ Phật Đản. Nếu quý Phật tử cần tìm mua bàn thờ Phật tại gia có thể liên hệ ngay tới Vietnamarch để được tư vấn cụ thể.
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn tự bảo dưỡng đèn phòng thờ tại nhà
Tự bảo dưỡng đèn phòng thờ tại nhà là việc quan trọng để đảm bảo...
Nên chọn đèn đồng hay đèn gỗ cho phòng thờ biệt thự?
Đèn phòng thờ biệt thự là yếu tố “nhất thể tam dụng” – vừa trang...
Các hạng mục đèn chiếu sáng trong nhà thờ họ
Thiết kế ánh sáng cho nhà thờ họ không chỉ là cho đủ sáng, mà...
Top 5 xu hướng đèn phòng thờ biệt thự
Đèn phòng thờ biệt thự là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo...
Các mẫu đèn phòng thờ bằng đồng dát vàng cho biệt thự
Đèn phòng thờ bằng đồng dát vàng là lựa chọn sang trọng, cao cấp và...
Tư vấn mẫu đèn phòng thờ phong cách tân cổ điển
Đèn phòng thờ phong cách tân cổ điển là sự kết hợp giữa vẻ đẹp...
Cách bố trí đèn phòng thờ trong không gian hẹp
Đèn phòng thờ trong không gian hẹp cần được lựa chọn và bố trí cẩn...
30+ Mẫu trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới đẹp và ý nghĩa
“Cưới xin là chuyện cả đời, nhưng nhiều người lại chuẩn bị bàn thờ gia...