Từ lâu, nét văn hóa thờ cúng gia tiên và thờ thần linh đã ăn sâu vào đời sống văn hóa của người Việt từ ngàn đời. Tuy nhiên, lập bàn thờ có 1 bát hương được không? Và nếu có thì lập trong trường hợp nào? Đây có lẽ là câu hỏi băn khoăn của nhiều gia chủ hiện nay. Để giải đáp thắc mắc trên, Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch sẽ đưa ra đáp án qua nội dung bài viết sau đây.
1. Bát hương có ý nghĩa gì?
Theo quan niệm văn hóa Á Đông, việc lập bàn thờ thờ cúng tổ tiên, thần linh đã trở thành nếp sống văn hóa. Bát hương là sự kết nối giữa cõi âm – dương, mang giá trị lớn về mặt tinh thần trong đời sống Việt. Hương thơm và khói được coi là cách để “mở cửa” cho các thần linh và tạo điều kiện cho việc giao tiếp với cõi âm, để các vị thần linh, tổ tiên về thụ lộc.
Bên cạnh đó, bát hương thể hiện sự tôn kính và lòng thành đối với các vị thần, tổ tiên, hoặc linh hồn đã mất. Qua đây, bát hương thể hiện được truyền thống thờ cúng, sự tôn trọng và thể hiện hiếu nghĩa “uống nước nhớ nguồn” đối với những người đi trước ngàn đời của ông cha ta.
2. Lập bàn thờ 1 bát hương trong trường hợp nào?
Hiện nay, tại các gia đình phổ biến nhất là bàn thờ 3 bát hương, điều này được đa số mọi người cho là đúng theo phong thủy thờ cúng của người Việt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, gia đình chỉ thờ 1 bát hương, điều này cũng không được coi là sai phong thủy hay sai phong tục, bởi phong tục tại mỗi vùng miền khác nhau. “Núi sông bờ cõi đã chia – phong tục Bắc Nam cũng khác”, bởi vậy cứ thờ mà thấy an yên và theo gia đạo, gia phong thôi là được.
Bên cạnh đó, theo ghi chép trong cuốn sách ”Phong Tục Việt Nam” tại mục “Thờ Cúng Tổ Tiên” được chia sẻ như sau:
Thời xưa những người con thứ, con út…không cần phải lập bàn thờ gia tiên, vì không phải cúng giỗ, tất cả các giỗ chạp trong dòng tộc được con trưởng đảm đương trách nhiệm hết thảy, một năm có nhà đến mấy chục cái giỗ – tết, có đất hương hỏa được thừa hưởng, vậy nên dâu trưởng thường mang trọng trách rất nặng nề lo toan mọi mặt các lễ tiết trong năm. Các con thứ, hoặc người tách ra ở riêng họ chỉ có thể lập bàn thờ để thờ Quan đương sứ thổ địa chính thần, cùng hội đồng các vị thần linh,táo quân, long mạch tôn thần, các ngài ngũ phương, ngũ thổ, phúc đức chính thần, cùng tất cả các vị thần cai quản trong mảnh đất mà họ đang trú ngụ vậy nên ban thờ của họ chỉ có một bát hương.
Tuy nhiên đa số để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì những người con thứ, những người có điều kiện kinh tế tốt lên và người có hoàn cảnh phải làm ăn xa nhà, xa quê hương… không có điều kiện về quê thắp hương cúng viếng và phụng hiến gia tiên trên ban thờ tổ thường xuyên, đã lập ban thờ gia tiên tại nơi ở để “CÚNG VỌNG” vào những ngày giỗ tết. Trưởng CÚNG CHÍNH, thứ chỉ CÚNG VỌNG.
Hoặc ngày nay bàn thờ 1 bát hương thường thấy trong những gia đình trẻ, không phải thờ tự, cha mẹ hãy còn tại thế, thường thờ cúng chung thần linh, thổ địa cùng với gia tiên. Bàn thờ 1 bát hương thể hiện gia chủ là người không quá chú trọng việc thờ cúng do có thể là mới mua nhà hay mới tách ra ở riêng với gia đình.Với nhà thờ họ, trưởng tộc – chi – ngành kiểu 3 gian thờ xưa vẫn có 3 bát hương với thứ tự các ban như sau: ở gian giữa là 1 bát hương to nhất, uy nghi nhất thờ hội đồng gia tiên tiền tổ của họ tộc từ thời thủy tổ đến nay. Gian bên tay phải hướng từ nhà thờ nhìn ra thờ hội đồng các ông mãnh và người nam mất trẻ, các cậu bé đỏ tại gia của họ tộc, không lập bát hương thờ ông mãnh tổ. Gian bên tay trái từ hướng ban thờ nhìn ra là thờ Hương linh Bà Cô Tổ dòng họ, hội đồng các bà cô và người nữ mất trẻ, các cô bé đỏ tại gia của họ tộc. Trong nhà thờ họ còn có một ban thờ nhỏ thờ hội đồng các quan thần linh bản thổ được đặt ở đốc nhà bên trái, treo phía trên cao. Thể hiện nhà thờ họ thì thờ chủ là gia tiên tiền tổ của họ tộc đó, còn các quan thần linh coi sóc khu vực đất đặt nhà thờ tổ chỉ là khách theo đúng quan niệm “ TIỀN CHỦ HẬU KHÁCH” hay “TIÊN TỔ THỊ HOÀNG”
Tức là nhìn thấy tiên tổ như nhìn thấy hoàng đế trong nhà, ý nói tổ tiên trong nhà là lớn nhất còn thần linh chỉ là người cai quản vùng đất đó đến nhà cũng chỉ là khách. Sau này đô thị hóa cao, diện tích đất sống ngày một thu hẹp thì dồn lại 3 gian thờ thành chỉ thờ gian giữa nên đặt 1 hoặc dồn lại 3 bát hương.
Như vậy, nếu gia chủ lập bàn thờ có một bát hương là điều hoàn toàn phù hợp, có thể là thờ Phật, thờ thần linh như đã kể trên, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào văn hóa của địa phương, cũng như nhu cầu thờ cúng của gia đình. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì nên lập bàn thờ riêng, thông thường là 3 bát hương hoặc 5 bát hương (nhưng ít gia đình thờ 5 bát hương) thể hiện tôn ti trật tự, thứ bậc rõ ràng. Còn không có điều kiện thì thờ công đồng thổ công – gia tiên thờ chung tất cả khi khấn thì đọc và thỉnh chung hết thảy.
3. Ý nghĩa của số bát hương trên bàn thờ
3.1. Bàn thờ 2 bát hương
Đây cũng là mẫu bàn thờ ít gặp tại các gia đình, trong đó 1 bát hương thờ thần linh, 1 bát hương thờ gia tiên hay hiểu đơn giản là bàn thờ Phật và gia tiên. Khi bố trí bát hương này cần chú ý nên đặt bát hương thờ Phật ở vị trí cao hơn so với bát hương gia tiên, tránh đặt ngang hàng nhau.
3.2. Bàn thờ 3 bát hương
Đây là bàn thờ phổ biến tại Việt Nam, trong đó:
- Bát hương thần linh đặt ở chính giữa bàn thờ, ở vị trí chếch cao hơn so với 2 bát hương 2 bên
- Bát hương gia tiên đặt ở bên phải
- Bát hương bà Cô ông Mãnh đặt ở bên trái, vị trí đặt ngang bằng bát hương gia tiên
3.3. Bàn thờ 4 bát hương
Cách bố trí của bàn thờ 4 bát hương cũng giống như bàn thờ 3 bát hương nhưng có điều sẽ có thêm một bàn thờ Phật ở trên cùng, được đặt ở vị trí cao hơn hẳn. Nhưng chú ý rằng, khi thắp hương thì luôn lấy ban thờ Phật để thực hiện trước.
***Xem thêm: TỔNG HỢP NHỮNG MẪU TRANH TRÚC CHỈ SALE UP TO 70%
3.4. Bàn thờ 5 bát hương
Bàn thờ 5 bát hương thường gặp ở những gia đình thờ chung cả bên nội và bên ngoại. Cụ thể:
- Bát hương kích thước lớn nhất đặt chính giữa bàn thờ là bát hương thờ thần linh
- Hai bát hương bên phải thờ cúng tổ tiên và ông Mãnh bà Cô bên nội
- Hai bát hương bên trái thờ cúng tổ tiên và ông Mãnh bà Cô bên ngoại
Trên đây là bài chia sẻ về “bàn thờ có 1 bát hương trong trường hợp nào?”. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp gia chủ có thêm kiến thức cũng như cái nhìn khách quan hơn trong việc sắp xếp và bài trí bàn thờ cúng. Nếu gia chủ cần tìm đơn vị cung cấp bàn thờ hay những sản phẩm đèn phòng thờ, tranh trúc chỉ,… hãy liên hệ ngay với Vietnamarch để được tư vấn nhanh nhất:
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Mẫu bàn thờ màu đen huyền bí tại chung cư Epic Tower BTT25
Mẫu bàn thờ màu đen huyền bí tại chung cư Epic Tower BTT25 được cung...
Hoàn thiện lắp đặt bàn thờ treo tường gỗ gụ chung cư Sola Park BTT25
Vietnamarch vừa hoàn thiện việc lắp đặt bàn thờ treo tường gỗ gụ mẫu BTT25...
Lắp đặt bàn thờ đứng gỗ sồi tại chung cư The Zei Mỹ Đình
Thờ cúng là một phần quan trọng trong văn hóa và đời sống tinh thần...
Tổng hợp các mẫu bàn thờ không chân hiện đại nhất hiện nay
Trong những năm gần đây, bàn thờ không chân đã trở thành một lựa chọn...
Mẫu bàn thờ đứng kết hợp vách ngăn màu đen huyền bí hiện đại
Bàn thờ đứng kết hợp vách ngăn màu đen huyền bí hiện đại đang là...
Cách hóa giải hướng bàn thờ Họa Hại chuẩn phong thủy
Trong phong thủy, việc xác định hướng bàn thờ là rất quan trọng, bởi nó...
Cách hóa giải bàn thờ hướng Lục Sát chuẩn phong thủy
Khi lắp đặt bàn thờ, các chuyên gia phong thủy Vietnamarch đặc biệt quan tâm...
Bài trí bàn thờ Phật và gia tiên chung như thế nào?
Thờ phụng Đức Phật và gia tiên tại nhà riêng là truyền thống văn hóa...