Thờ cúng tổ nghề là một trong những phong tục đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Mỗi một ngành nghề sẽ có những vị tổ sư riêng. Việc cũng giỗ tổ nghề thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau đối với các bậc tiền bối đã sáng lập ra các ngành nghề và cầu mong những điều may mắn, thành công trong sự nghiệp sau này. Cùng Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch tham khảo cách lập bàn thờ tổ nghề qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ý nghĩa của tục thờ tổ nghề
Tổ nghề hay còn gọi là Đức Thánh Tổ hoặc Tổ sư, là những người có công lớn trong việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó trong xã hội. Họ được người đời sau tôn thờ vì đã có công lao sáng lập ra nghề, truyền lại cho thế hệ sau.
Việc thờ cúng tổ nghề hay lễ giỗ tổ nghề có ý nghĩa rất quan trọng với những người làm nghề. Cúng giỗ tổ nghề không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh, tưởng nhớ các vị tổ nghề, thể hiện lòng biết ơn, tấm lòng thành kính của thế hệ sau đối với người đã có công lao sáng lập ra nghề, mang đến công việc thuận lợi cho nhiều người mà còn cầu mong được tổ nghề phù hộ cho đạt được thành tựu vượt bậc trong công việc, làm ăn được suôn sẻ, thành công và xua đuổi những điều không may mắn…
2. Cách lập bàn thờ tổ nghề
Lập bàn thờ tổ nghề để những người cùng làm nghề có thể đến thắp hương, tưởng nhớ tổ nghề và cầu mong điều tốt đẹp cho cong việc của mình. Tùy vào ngành nghề, tín ngưỡng, địa phương khác nhau mà cách lập bàn thờ tổ nghề cũng có sự khác nhau. Khi lập bàn thờ tổ nghề cần lưu ý những điều dưới đây:
2.1 Về vị trí đặt bàn thờ
- Nên nhờ thầy phong thủy xem hướng thích hợp để đặt bàn thờ tổ nghề sao cho hợp phong thủy.
- Đặt bàn thờ tổ nghề ở nơi yên tĩnh, thanh thịnh, kín đáo, trang nghiêm, thoáng mát.
- Tránh đặt bàn thờ tổ nghề ở những nơi ẩm thấp, tối tăm, ở giữa cửa ra vào (trực diện với cửa chính) hay dưới cửa sổ.
- Có thể đặt cây xanh gần bàn thờ tổ nghề để tăng sinh khí, cầu tài lộc, may mắn trong quá trình làm nghề.
- Nên lau dọn bàn thờ thường xuyên, tránh để bàn thờ bụi bẩn lâu ngày mang lại cảm giác lạnh lẽo.
2.2 Về việc chuẩn bị và bài trí vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ tổ nghề
Trên bàn thờ tổ nghề chắc chắn sẽ phải có bài vị Tổ nghiệp và các vật phẩm thờ cúng như lư hương, đèn dầu, đôi chân nến, lọ hoa, chén nước… không cần trưng bày quá nhiều thứ mà chỉ cần đầy đủ những thứ cần thiết và có sự chuẩn bị tươm tất, chu đáo để bày tỏ lòng tôn kính đối với tổ nghề.
Khi bài trí vật phẩm trên bàn thờ tổ nghiệp, cần sắp xếp bài vị, bát hương cùng các đồ thờ tự đúng vị trí, hợp phong thủy sẽ giúp mang lại nguồn năng lượng tốt.
2.3 Lễ vật cúng tổ nghề
Vào ngày giỗ tổ nghề, những người làm cùng nghề sẽ chuẩn bị lễ vật cúng giỗ tổ nghề. Mỗi ngành nghề sẽ có một lễ vật riêng để dâng lên tổ nghề. Nhưng nhìn chung, mâm cúng giỗ tổ nghề sẽ gồm những lễ vật cơ bản sau:
- Nhang, đèn cây, nến, trà, rượu, nước, muối
- Hai lọ hoa tươi (thường là hoa cúc tượng trưng cho sự trường thọ hoặc hoa cát tường tượng trưng cho sự may mắn, sung túc)
- Mâm ngũ quả
- Bánh kẹo
- 5 cây nhang rồng phượng
- Giấy cúng tổ nghề
- 1 đĩa trầu cau
- Xôi chè
- Vàng bạc, giấy tiền
- Bộ tam sên: 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3-5 con tôm
- Bánh bao đào tiên, bánh hỏi
- 1 con gà luộc, 1 con heo quay
Bên cạnh những lễ vật cơ bản trên, tùy từng gia đình hay địa phương mà có thể chuẩn bị thêm: xôi gấc, bánh chưng, bánh tét, chả lụa, chả giò, cháo, gỏi…
>>Xem thêm: Lập điện thờ Tứ Phủ tại gia như thế nào?
5. Cách cúng tổ nghề
Trước hết là phải chọn thời gian cúng, thường là vào buổi sáng hoặc chọn giờ cúng theo tuổi hoặc số mạng của người cúng. Sau khi bày biện mâm cúng giỗ tổ nghề đúng cách, trang nghiêm và đầy đủ các lễ vật thì người thực hiện các nghi thức cúng lễ (người lớn tuổi hoặc người có danh tiếng cao trong nghề) sẽ mặc chỉnh tề và đứng nghiêm trang bái lễ theo các bước:
Bước 1: Thắp nến, rót trà và rượu vào ly (1-3-5 ly)
Bước 2: Thắp hương (1-3-5 nén), thực hiện khấn vái 3 lần và thắp hương vào lư hương.
Bước 3: Đọc bài văn khấn cúng tổ nghề đã chuẩn bị, sau đó vái lạy.
Bước 4: Khi nhang gần tàn hết, khấn văn hạ lễ, rải muối và gạo ra xung quanh.
Bước 5: Đốt vàng mã và bài khấn. Lễ vật trên bàn thờ sẽ chia cho mọi người để cùng nhau hưởng sự che chở.
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Cách lập bàn thờ trong phòng thờ riêng
Thờ cúng là phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống...
Tìm hiểu nghi lễ cúng giỗ đầu
Nghi lễ cúng giỗ đầu là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm...
Cách lập bàn thờ ngoài trời (bàn thờ Thiên)
Phong tục thờ cúng ông Thiên là một phong tục truyền thống, có từ lâu...
Cách thờ cúng tại nhà mới
Sau khi chuyển về một căn nhà mới hay một nơi ở mới, các gia...
Cách cúng và thờ cúng các vị thần linh
Trong quan niệm của người Việt, thờ cúng là một việc vô cùng quan trọng....
Lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay tại chung cư Sunshine Garden DG22
Dự án lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay DG22 tại chung cư...
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite là...
Cách đặt ông Thần Tiền đúng
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ông Thần Tiền được coi là biểu...