Vu lan, là tháng bảy Âm lịch, khi mùa hạ qua và mùa thu đã tới, đất trời hòa quyện trong sắc trắng cúc diệu vợi. Đây là thời điểm quan trọng để chúng ta có thể thể hiện lòng biết ơn và sự tôn trọng đối với cha mẹ – những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta trên con đường cuộc sống. Lễ vu lan không chỉ là dịp để chúng ta thể hiện tình cảm thân thiết, mà còn là cơ hội để hiểu sâu hơn về ý nghĩa của tình mẫu tử và tình cha con trong cuộc sống hàng ngày.
1. Ý nghĩa lễ vu lan
Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng và có ý nghĩa trong văn hóa truyền thống của nhiều nước Châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhiều nước khác. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của Lễ Vu Lan:
- Tôn kính cha mẹ và tổ tiên : Lễ Vu Lan là dịp để tôn kính và tri ân cha mẹ, cũng như tổ tiên đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta. Đây là cơ hội để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng sâu sắc đối với những người đã đặt nền tảng cho cuộc sống của chúng ta.
- Tình mẫu tử và tình thân : Lễ Vu Lan thể hiện tình mẫu tử và tình thân, là dịp để nhắc nhở về vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc đời con người. Tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ đối với con cái luôn được tôn vinh và ca ngợi trong lễ hội này.
- Xin bày tỏ lòng biết ơn : Lễ Vu lan kết thúc ý thức về việc biết ơn và tôn trọng những người đã giúp đỡ, hỗ trợ và dạy dỗ chúng ta trong cuộc sống. Đây là dịp để biết ơn đối với sự hy sinh và đóng góp của người khác.
- Thể hiện lòng từ bi và lòng nhân ái : Trong Lễ Vu Lan, người ta thường thực hiện các hoạt động từ thiện, như ăn chay, giúp đỡ người khó khăn, cứu giúp và hỗ trợ các tổ chức từ thiện. Điều này có thể thể hiện lòng từ bi và lòng nhân ái, khuyến khích mọi người chia sẻ và giúp đỡ những người cần hỗ trợ.
- Làm phong phú tâm hồn : Lễ Vu lan thường được tổ chức tại các chùa và nơi linh thiêng, tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào các hoạt động thiên định, lắng nghe các bài giảng pháp và nhạc thiện, giúp làm phong phú tâm hồn, tạo dịp để tập trung suy ngẫm và làm sáng tỏ ý nghĩa cuộc sống.
- Gắn kết cộng đồng : Lễ Vu Lan tạo dịp để mọi người hội họp, gắn kết cộng đồng, chia sẻ tâm tư và tạo ra một không gian thư thái, hòa mình vào tinh thần của lễ hội.
Lễ Vu Lan không chỉ là một dịp tôn kính và tri ân cha mẹ, mà còn thể hiện tình thương, lòng biết ơn, từ bi, và lòng nhân ái. Nó gắn kết cộng đồng và tạo nên một không gian thiên định, giúp làm phong phú tâm hồn và tạo ra một môi trường thúc đẩy ý thức và sự tương tác tích cực trong cuộc sống hàng ngày.
2. Diễn văn khai mạc lễ vu lan báo hiếu
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Đại Hiếu Mục kiền Liên bồ tát Tác đại chứng minh,
Cung kính ngưỡng bái bạch chư tôn hòa thượng, chư thượng tọa đại đức tăng, quý ni trưởng, quý ni sư, chư đại đức ni
Kính thưa toàn thể quý nam nữ phật tử hiện tọa đạo tràng!
Chúng con kính nghe:
“Trung nguyên ngày hội vọng Vu lan
Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn
Những ai là kẻ mang ơn nặng
Đều vận lòng thành đón Vu lan”
Kính bái bạch trên chư tôn thiền Đức chứng minh!
Kính thưa toàn thể chúng hội đạo tràng! Hôm nay trong không khí trang nghiêm thanh tịnh, nhân mùa vu lan báo hiếu cũng là mùa xuân của Phật giáo, mùa chư Tôn Đức được tăng quanh Hà lạc và cũng là mùa xá tội vong nhân. Vu Lan Báo Hiếu là một truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam, một dân tộc vốn có truyền thống hiếu đạo từ ngàn xưa. Năm tháng trôi qua, đạo hiếu đã thấm sâu vào lòng nhân loại và tạo nên một truyền thống văn hóa quý báu, đó là ẩm Thủy Tư Nguyên, uống nước nhớ nguồn.
Lễ Vu Lan Báo Hiếu ngày nay không chỉ là nghi lễ gói gọn chốn thiền môn, mà nó đã trở thành ngày hội chung của tất cả những tâm hồn hướng về nguồn cội thiêng liêng cao quý, mà gần gũi nhất là hình ảnh của người cha và người mẹ. Năm xưa vì nhớ nghĩ đến ân đức sinh thành sâu nặng của mẫu hậu, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết pháp cho thánh mẫu Maya suốt 3 tháng hạ. Khi phụ vương Tịnh Phạn băng hà, Đức Phật nghiêng mình gánh lưng cũ vua cha cũng vì muốn báo đáp công lao dưỡng dục như trời biển, tôn giả mục-kiền-liên sau khi tu hành đắc đạo nhớ nghĩ đến thăm ân cao cả ấy, Ngài đã đi khắp các cảnh khổ của loài ngạ quỷ, để cứu mẹ thoát khỏi khổ đau.
Ôi! Ân đức của mẹ cha xa quá sâu giày, giá trị sâu sắc của lời dạy: “tâm Hiếu là tâm Phật, đạo hiếu là đạo Phật”, đã được gìn giữ và vun đắp qua bao thế hệ Phật tử Việt Nam. Hôm nay, thể theo truyền thống ấy, ngày rằm tháng 7 noi gương vạn cổ Hiếu Hạnh muôn đời của tôn giả mục-kiền-liên, hàng phật tử chúng con tề tựu về đây dưới mái già lam thanh tịnh, gội lòng trong sạch sắm sửa chai nhi, thành tâm dâng lên cúng dường mười phương tam bảo, thứ đến dâng cúng hiện tiện tăng.
Vì nghĩ đến ân từ bi tế độ, sau nhờ quý ngài Nhất Tâm chú nguyện để Cửu Huyền Thất Tổ, cha mẹ nhiều đời được nương nhờ vào oai lực này mà tránh xa được giữ, quay về cõi lành, cha mẹ hiện tiền được tăng Phước tăng Thọ, biết nương vào tam bảo. Và đó cũng chính là duyên khởi của buổi lễ cúng dường trai tăng sáng ngày hôm nay, xin được thông tin đến toàn thể quý vị liệu chi cho. Nam mô A Di Đà Phật!
Kính bạch chư Tôn đức!
Kính thưa toàn thể đại chúng!
Chúng con thành kính đảnh lễ, kính mừng khánh tuế Ni trưởng Đương kim Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ, chư Tôn đức Giáo phẩm Chứng minh được sức khỏe miên trường, thắng duyên hội đủ, Phật sự viên thành để làm rường cột, tàng cây bóng mát cho Ni giới Khất sĩ chúng con và toàn thể Phật tử nương tựa. Mến chúc chư Ni trẻ siêng năng tu tập, sống hòa hợp an vui trong chánh pháp.
Đồng thời chúng tôi cũng xin thay mặt chư Tôn đức, chư đại chúng, mến chúc quý Phật tử khắp nơi luôn được sức khỏe an khang, thuận lợi trong sự sống và vững tiến trên đường tu học Phật pháp.
Một lần nữa, kính chúc chư Tôn đức hàng Giáo phẩm chứng minh, kính chúc chư Đại chúng khắp các miền Tịnh xá trong và ngoài nước, cùng toàn thể quý thiện nam tín nữ Phật tử đón mừng một mùa Lễ Hội Vu Lan tràn ngập màu hoa hiếu hạnh, yêu thương và đoàn kết.
Giờ đây, trong giờ phút thiêng liêng trang nghiêm này, thay mặt Ban tổ chức chúng tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc chương trình Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu ………………….hôm nay.
Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Tôn Giả tác đại chứng minh.
Có thể bạn quan tâm
Cách lập bàn thờ trong phòng thờ riêng
Thờ cúng là phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống...
Tìm hiểu nghi lễ cúng giỗ đầu
Nghi lễ cúng giỗ đầu là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm...
Cách lập bàn thờ ngoài trời (bàn thờ Thiên)
Phong tục thờ cúng ông Thiên là một phong tục truyền thống, có từ lâu...
Cách thờ cúng tại nhà mới
Sau khi chuyển về một căn nhà mới hay một nơi ở mới, các gia...
Cách cúng và thờ cúng các vị thần linh
Trong quan niệm của người Việt, thờ cúng là một việc vô cùng quan trọng....
Lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay tại chung cư Sunshine Garden DG22
Dự án lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay DG22 tại chung cư...
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite là...
Cách đặt ông Thần Tiền đúng
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ông Thần Tiền được coi là biểu...