Vị trí đặt đèn dầu và cặp chân nến trên bàn thờ TÀI LỘC gõ cửa

Ngoài việc lựa chọn bàn thờ thì việc bài trí đồ thờ trên ban thờ sao cho đúng và đủ là điều cần lưu ý. Đặc biệt, một trong số đó chính là vị trí đặt đèn dầu và cặp chân nến hay chính là đèn thái cực và lưỡng nghi trên bàn thờ sao cho chuẩn phong thủy cũng như văn hóa truyền thống Việt.

1. Đèn dầu (đèn thái cực) trên bàn thờ

Đèn dầu chính là tượng trưng cho Hỏa trong ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Mà xét theo phong thủy, một bàn thờ được bài trí thuận phong thủy chính là hợp với ngũ hành.Trong các lễ nghi, đèn dầu và ánh sáng của đèn dầu là vật phẩm không thể thiếu. Khi thắp đèn dầu phải tỏa ra ánh sáng yếu, ít nhiệt và được đặt đúng vị trí, tọa hướng ban thờ cùng với mệnh quái và các đồ nội thất đồ thờ khác, khi ấy, đèn dầu được gọi là đèn Thái Cực. Nguồn ánh sáng từ đèn Thái Cực chính là con đường soi sáng, chỉ lối vong linh các vị gia tiên về ngự.

Đèn dầu (đèn thái cực) trên bàn thờ

Thông thường, chất liệu làm đèn Thái Cực được làm từ sành, thủy tinh, sứ, ít khi dùng bằng kim loại. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều gia đình hay sử dụng đèn Thái Cực bằng điện thay thế cho đèn dầu, mặc dù đều là sử dụng để trưng trên ban thờ nhưng xét về mặt phong thủy thì chúng lại chỉ có tác dụng chiếu sáng chứ không có tác dụng trong phong thủy. Hơn nữa, nếu không chú ý, đèn điện sáng quá lớn thì lại khiến năng lượng âm khó hội tụ được. Điều này được hiểu đơn giản là, bàn thờ quá sáng khiến các vong không thể ngự trên ban thờ, gia tiên không về được bởi vong, linh hồn sợ ánh sáng mạnh.

2. Cặp chân nến (đèn lưỡng nghi) trên bàn thờ

“Thái Cực sinh Lưỡng Nghi” là quan niệm dân gian từ lâu đời, bởi vậy trong bố trí bàn thờ thường thấy cặp chân nến ở hai góc ban thờ. Cụ thể, đèn Lưỡng nghi là 2 cây đèn tượng trưng cho âm và dương, chúng được đặt hai bên ban thờ gia tiên, nhằm để thắp sáng mỗi khi vào những ngày lễ tết hay cúng giỗ, cúng thắp hương ngày rằm, mồng một hàng tháng. Nhưng có điều cần lưu ý là, đèn Lưỡng Nghi khác với đèn Thái Cực chính là khi cúng xong chúng ta phải tắt đèn Lưỡng Nghi đi.

Ngày xưa đèn lưỡng nghi thường thắp bằng nến, (tức là đôi chân nến). Ngày nay, nhiều người thay bằng đèn điện để tiện dùng nhưng xét về phong thủy, thì ko mang lại tác dụng như nến hoặc đèn dầu tạo ra lửa thật. Bên cạnh đó, tính từ trong nhìn ra, chân nến bên trái tượng trưng cho mặt trời, bên phải tượng trưng cho mặt trăng.

Cặp chân nến (đèn lưỡng nghi) trên bàn thờ
Cặp chân nến (đèn lưỡng nghi) trên bàn thờ

3. Vị trí đặt đèn dầu và cặp chân nến trên bàn thờ chuẩn phong thủy

Việc bài trí đồ thờ trên bàn thờ cần được thực hiện theo phong thủy để đảm bảo những điều may mắn và tốt đẹp nhất đến với gia đình. Cụ thể, bố trí đèn thái cực và đèn lưỡng nghi (hay chính là bố trí đèn dầu và cặp chân nến) trên bàn thờ được minh họa thông qua hình ảnh dưới đây:

 

Vị trí đặt đèn dầu và cặp chân nến trên bàn thờ TÀI LỘC gõ cửa
Sơ đồ bố trí đồ thờ trên bàn thờ chuẩn phong thủy

Với những thông tin trên đây, gia chủ có thể nắm được đèn Thái Cực là gì? Đèn lưỡng nghi là gì? Và cách bố trí đèn thái cực và đèn lưỡng nghi trên bàn thờ chuẩn phong thủy. Hy vọng với những thông tin này, sẽ giúp gia chủ sắp xếp và bố trí bàn thờ sao cho phù hợp, giúp gia đình THỊNH VƯỢNG và GIÀU CÓ.

TỔNG HỢP NHỮNG MẪU ĐÈN PHÒNG THỜ SALE UP TO 70%

Nếu bạn cần tư vấn về các sản phẩm nội thất phòng thờ như bàn thờ đứng, bàn thờ treo, tủ thờ, đèn phòng thờ, vách ngăn phòng thờ,…. hãy liên hệ ngay với chuyên gia phòng thờ Vietnamarch để được tư vấn và báo giá sớm nhất:

Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.