Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là một tín ngưỡng có từ rất lâu đời ở các làng quê vùng nông thôn Việt Nam. Thành hoàng làng được dân làng coi như một chỗ dựa tinh thần, có thể bảo vệ che chở cho dân làng đó. Tương tự như tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, tục thờ Thành hoàng làng cũng thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn. Trong bài viết lần này, Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
Thành hoàng làng (hay còn gọi là Thành hoàng, Thần hoàng hay Thần Thành hoàng) là vị thần được tôn thờ chính trong các ngôi đình ở làng quê Việt Nam. Thành hoàng làng có thể được gọi với nhiều tên gọi khác nhau tùy từng làng. Nhưng dù là ai thì vị thần này cũng là người cai quản cõi thiêng của làng và mang tính chất hộ nước giúp dân, bảo vệ dân tại địa phương đó khỏi những thế lực thiêng phá hoại.
Theo sách Việt Nam phong tục, mỗi làng có thể sẽ thờ phụng một hoặc nhiều vị thần Thành hoàng làng, gọi chung là Phúc Thần.
Phúc Thần có ba hạng sau:
- Thượng đẳng thần là những bậc thiên thần nghĩa là những vị thần này có sự tích linh dị hoặc không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, ví dụ như thần núi (Tản Viên Sơn thánh, Cao sơn, Quý Minh), thần sông (Linh Lang, Lạc Long Quân, Đông Hải Đại vương, Tô Lịch Giang thần…), thần đất (Hậu Thổ Phu nhân, thần Bản Cảnh), Chử đồng tử, Liễu Hạnh công chúa… Tiếp đến là các vị nhân thần nghĩa là những vị thần là người, có đại công lao với dân với nước, có họ tên và công trạng hiển hách rõ ràng… như: Vua Hùng, Trần Hưng Đạo (Đức Thánh Trần), Triệu Quang Phục, Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Nguyễn Minh Không (Đức Thánh Nguyễn)…
- Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên nhưng công trạng không rõ ràng hoặc có quan tước nhưng không rõ họ tên, ví dụ như anh em Cao Lịch, Cao Khiển.
- Hạ đẳng thần là những vị thần do dân xã thờ phụng, sự tích không rõ ràng nhưng cũng thuộc về bậc chính thần, triều đình phong làm Hạ đẳng thần do chiều theo lòng dân.
Ngoài ra, có một số làng còn tôn thờ các vị có công truyền dạy một nghề thủ công nào đó cho dân làng làm thành hoàng làng như vị tổ nghề gốm Bát Tràng là Hứa Vĩnh Kiều, vị tổ nghề đúc đồng Đại Bái là Nguyễn Công Truyền… Hoặc một số quan lại phương Bắc đã từng cai trị nước ta cũng được nhiều dân làng tôn thờ làm thành hoàng làng như Triệu Đà, Cao Biền, Sĩ Nhiếp…
Tục thờ cúng thành hoàng làng không chỉ gắn kết mọi thành viên trong cộng đồng làng, xã, làm nơi quy tụ tâm linh cho cư dân mà còn mang ý nghĩa duy trì và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục lòng yêu nước, nhân nghĩa, hướng đến những điều tốt đẹp…
>>Xem thêm: Tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ
2. Bàn thờ Thành hoàng làng đặt ở đâu?
Như đã nói ở trên thì Thành hoàng làng sẽ được thờ tự trong những ngôi đình làng. Bàn thờ thành hoàng làng có vai trò hết sức thiêng liêng và quan trọng.
Trong ngôi đình, bàn thờ thành hoàng làng thường được đặt ở ngay chính giữa gian chính điện.
Bàn thờ thành hoàng làng trong các ngôi đình thường được thiết kế kiểu dáng bàn thờ đứng, bàn thờ ô xa, án gian thờ hoặc sập thờ… mang phong cách truyền thống với những hoa tiết trang trí được chạm khắc cầu kỳ và tinh xảo. Chủ đề trang trí cho các họa tiết trên bàn thờ thành hoàng làng thường xuất hiện là tứ quý, tứ linh, tam đa…
Chất liệu gỗ để sản xuất bàn thờ thành hoàng làng thường được sử dụng là gỗ mít, gỗ gụ, gỗ hương… Kích thước bàn thờ được xem xét kỹ lưỡng, thiết kế chuẩn phong thủy theo thước Lỗ Ban.
3. Mua bàn thờ Thành hoàng làng đẹp, chất lượng ở đâu?
Với nhiều năm kinh nghiệm, Vietnamarch tự hào là đơn vị thiết kế và sản xuất những mẫu bàn thờ với thiết kế đẹp, hiện đại, tinh tế, chất lượng tuyệt hảo và giá cả phù hợp đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Các mẫu bàn thờ đều được sản xuất trực tiếp tại xưởng Vietnamarch, đóng theo tiêu chuẩn của thước Lỗ Ban.
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Lễ cúng Tết Trung Thu – Những điều cần biết
Cúng Tết Trung thu là một trong những lễ cúng có từ lâu đời của...
Những điều cần biết về lễ cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo là một trong những lễ cúng quan trọng trong...
Cách chọn và bài trí lư hương
Bát hương thì hẳn là nhiều người cũng đã biết rồi nhưng lư hương là...
Cách lập bàn thờ trong chung cư
Việc thờ cúng tại Việt Nam diễn ra rất phổ biến, không chỉ nhà đất...
Những điều cần biết về lễ cúng giỗ tổ tiên hàng năm
Lễ cúng giỗ tổ tiên hàng năm là một nghi lễ quan trọng của mỗi...
Cách bày trí bàn thờ trời đất
Chắc hẳn nhiều người đã biết tới bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài...
Chi tiết cách cúng Thần Tài – Ông Địa mà các bạn cần biết
Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa là một phong tục truyền thống có từ...
Hoàn thành lắp đặt bàn thờ treo tường chữ Phúc tại Feliz Homes Hoàng Mai
Chúng tôi vừa hoàn thành lắp đặt bàn thờ treo tường chữ Phúc tại Feliz...