Nghi lễ cúng giỗ đầu là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Nghi lễ cúng giỗ đầu được tiến hành khi người thân trong gia đình mất được tròn một năm. Nghi lễ cúng giỗ đầu có thể được thực hiện tại nhà hoặc ngoài mộ để tưởng nhớ người đã mất. Trong bài viết lần này, chuyên gia phòng thờ Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về nghi lễ cúng này nhé!
1. Ý nghĩa của nghi lễ cúng giỗ đầu
Các gia đình sẽ thực hiện nghi lễ cúng giỗ đầu vào ngày mà người thân mất được tròn 12 tháng (ngày mất theo âm lịch). Ngày cúng giỗ đầu còn được gọi là ngày tiểu tường. Trong kỳ tang sau khi người thân mất thường sẽ có 2 ngày giỗ quan trọng là giỗ 49 ngày và giỗ đầu, cách cúng giỗ cũng sẽ khác với cúng giỗ hàng năm (giỗ thường) sau này.
Nghi lễ cúng giỗ đầu này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thời gian một năm là chưa đủ để làm vơi đi nỗi đau và sự thương tiếc của gia đình với người thân đã mất. Chính vì vậy mà gia đình sẽ thực hiện nghi lễ cúng giỗ đầu nhằm tôn vinh và tưởng nhớ người thân đã mất, bày tỏ sự tiếc thương của người còn sống với người thân đã mất, cầu xin tổ tiên và người thân đã mất phù hộ cho gia đình và họ hàng, đồng thời cũng là dịp để những người thân của người mất có thể đoàn tụ.
2. Lễ vật cần chuẩn bị để tiến hành nghi lễ cúng giỗ đầu
Vì đây là lễ cúng quan trọng nên các gia đình cần phải chuẩn bị lễ vật dâng cúng đầy đủ và tươm tất. Lễ vật cần chuẩn bị để tiến hành nghi lễ cúng giỗ đầu sẽ có lễ vật dâng cúng thần linh và mâm cỗ mặn với các món ăn đặc trưng.
Lễ vật dâng cúng trên bàn thờ trong ngày giỗ đầu thường có hương, cặp đèn cầy, hoa tươi, trái cây tươi, nước, trà, rượu, mã biếu (là những đồ như tiền vàng, quần áo, xe cộ, nhà cửa, hình nhân… bằng giấy để gửi xuống âm phủ).
Mâm cỗ mặn dâng cúng thì tùy theo vùng miền sẽ có những món ăn đặc trưng khác nhau:
- Mâm cỗ mặn ở miền Bắc thường có các món ăn như nem rán, xôi gấc, giò, chả quế, gà luộc, rau xào, miến măng hoặc canh măng, cơm, thịt đông, bánh chưng…
- Mâm cỗ mặn ở miền Trung thường sẽ gồm món ăn từ thịt, món ăn từ tôm, món từ cá, món xào, món canh, bánh tráng, vả trộn…
- Mâm cỗ mặn ở miền Nam thường gồm các món: món hầm (khô qua hầm, vịt hầm, giò heo hầm…), món luộc, món xào (rau củ xào…), món kho (thịt kho hột vịt, cá lóc kho…)
Ngoài những lễ vật dâng cúng thì gia đình có thể mời thầy đến tụng kinh siêu độ cho vong linh của người mất.
3. Các bước tiến hành nghi lễ cúng giỗ đầu
Khi cúng giỗ đầu, nếu người thân trong gia đình chưa mãn tang thì vẫn phải mặc đồ tang để tiến hành nghi lễ. Người chủ lễ cần ăn mặc gọn gàng, chỉn chu.
Khi gia đình đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật dâng lên ban thờ và bài cúng giỗ đầu thì sẽ tiến hành các bước tiếp theo như sau:
- Bày biện lễ vật lên ban thờ
- Gia chủ hoặc người đại diện (người lớn nhất trong nhà) thắp hương
- Đọc văn khấn một cách rõ ràng, từ tốn, thể hiện lòng thành kính
- Dâng mâm cỗ cúng lên bàn thờ
- Đợi hương cháy hết thì gia chủ sẽ lễ tạ và hóa vàng mã.
Sau khi hóa vàng thì cả gia đình sẽ cùng ăn giỗ.
Lưu ý là trong khi làm lễ thì không được làm ồn hay nói lớn tiếng, không gian thực hiện nghi lễ cúng giỗ đầu cần sáng sủa và nên mở rộng các cửa.
4. Bài văn khấn cúng giỗ đầu
“Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………….
Tuổi…………………………………………….
Ngụ tại:……………………………………….
Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).
Chính ngày Giỗ Đầu của:………………………………………………..
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời:………………………………………….
Mất ngày tháng năm (Âm lịch):……………………………
Mộ phần táng tại:……………………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)”
>>Xem thêm: Những điều cần biết về lễ cúng giỗ tổ tiên hàng năm
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Bí quyết bố trí bàn thờ tụ khí cho gia chủ
Bàn thờ không chỉ là nơi để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là nơi...
Lắp đặt bàn thờ đứng gỗ sồi với nội thất khủng tại chung cư Lumi Hà Nội
Phòng thờ là không gian linh thiêng và quan trọng trong mỗi gia đình Việt,...
Ý nghĩa của các loại quả trên bàn thờ
Các loại quả (trái cây) là loại lễ vật không thể thiếu để dâng cúng...
Top 5 sai lầm khi sử dụng thước lỗ ban gia chủ cần tránh
Thước lỗ ban từ lâu đã trở thành công cụ không thể thiếu trong phong...
Lắp đặt bàn thờ treo kết hợp tranh trúc chỉ hoa sen tại chung cư Masteri West Heights
Không gian thờ cúng tại chung cư không chỉ cần sự trang nghiêm mà còn...
Lắp đặt mẫu bàn thờ treo triện sen gỗ sồi tại chung cư Feliz Homes Hoàng Mai
Vietnamarch tự hào khi được lắp đặt mẫu bàn thờ triện sen gỗ sồi tại...
Cách chọn và bài trí đèn thờ
Đèn thờ là một vật phẩm quan trọng và khá phổ biến trong không gian...
Cách lập bàn thờ trong phòng thờ riêng
Thờ cúng là phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống...