Như nhiều người cũng đã biết thì 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm là ngày cúng Ông Công Ông Táo và ngày lau dọn bàn thờ tốt cũng rơi vào ngày này. Vì thế, rất nhiều người thắc mắc là nên dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo. Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch mời các bạn cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ý nghĩa của nghi lễ cúng Ông Công Ông Táo
Theo người đời xưa truyền lại thì Ông Công Ông Táo hay còn gọi là Táo Quân (gồm 2 Táo Ông và 1 Táo Bà) là những vị thần phụ trách cai quản, trông coi việc bếp núc của các gia đình. Bên cạnh đó, các vị Táo còn giúp ngăn cản ma quỷ xâm phạm vào thổ cư, quyết định phúc đức, giữ bình yên cho các thành viên trong gia đình.
Theo truyền thống thì vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời và báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả những gì đã xảy ra của gia đình ở dưới hạ giới bao gồm cả việc tốt lẫn việc xấu, những việc còn chưa làm được. Từ đó, Thiên đình sẽ đưa ra quyết định thưởng phạt cho gia đình.
Cúng Ông Công Ông Táo là nghi lễ đưa các vị Táo quân về chầu trời, được xem là một nghi lễ tâm linh truyền thống quan trọng, lễ cúng phải được tiến hành một cách trang trọng. Vào ngày này, dù bận đến mấy thì gia chủ cũng phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật và thực hiện lễ cúng. Trên thực tế, việc cúng Ông Táo có thể bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp cho đến trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp.
Cúng Ông Táo cũng là cách để gia chủ bày tỏ lòng thành kính, biết ơn các vị thần đã luôn che chở và bảo vệ sự bình an cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Sau đó, vào đêm giao thừa, Táo quân sẽ trở về hạ giới để tiếp tục cai quản bếp lửa gia đình.
2. Nên dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng Ông Táo?
Công việc lau dọn bàn thờ (bao sái bàn thờ) cũng được nhiều gia đình lựa chọn tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Chính vì thế mà nhiều gia đình thắc mắc không biết nên dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng Ông Táo. Theo các chuyên gia phong thủy thì công việc dọn bàn thờ, rút chân nhang, vệ sinh phòng thờ nên thực hiện sau khi cúng ông Công ông Táo bởi sau khi các vị Táo quân lên chầu trời, thì bàn thờ – nơi các vị thần an toạ sẽ trống, lúc này là thời điểm thích hợp để dọn bàn thờ mà không làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
Nếu gia chủ cúng ông Công ông Táo vào sáng 23 tháng Chạp thì có thể dọn bàn thờ ngay trong buổi sáng hôm đó thời gian từ 8 – 11 giờ 55 là tốt nhất hoặc buổi chiều hôm đó từ 13 – 17 giờ 55, nhớ tránh khoảng thời gian 12 – 13 giờ. Không cúng ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp.
Thực tế, trong 7 ngày Táo quân lên chầu trời thì gia chủ có thể chọn bất cứ ngày lành nào để dọn bàn thứ chứ không nhất thiết phải đúng ngày 23 tháng Chạp nhưng nhớ việc dọn bàn thờ phải làm vào ban ngày, không được làm buổi chiều muộn hay tối. Việc dọn bàn thờ phải hoàn thành xong trước ngày 30 tháng Chạp bởi vì ngày đó, các vị Táo sẽ quay trở lại trần gian.
>>Xem thêm: Bao sái bàn thờ vào ngày nào tốt nhất?
3. Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ
Theo chuyên gia phong thủy thì người thực hiện nghi lễ bao sái bàn thờ phải kiêng ăn cá chép, thịt chó, mèo, kiêng uống rượu rắn, nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề trước khi thực hiện.
Gia chủ cần thắp hương khấn vái để thành tâm xin phép. Tránh xê dịch bát hương, muốn dọn bát hương, tỉa chân nhang thì đều phải lễ khấn xin tỉa chân nhang, bao sái bát hương.
Trước khi lau dọn cần chuẩn bị khăn sạch, thìa sạch, chậu sạch, nước pha ngũ vị hương hoặc rượu gừng để lau dọn bàn thờ, bát hương và đồ thờ cúng.
Khi rút tỉa chân hương phải giữ chặt bát hương để tránh xê dịch, đổ vỡ, rút từng chân hương một để lên giấy sạch, lấy chiếc thìa sạch xúc bớt tàn hương và nén lại gọn gàng.
Gia chủ nên lau dọn bàn thờ từ cao đến thấp. Tránh dùng những chất tẩy rửa mạnh như cồn, hóa chất… để lau chùi tượng đồng thờ cúng vì sẽ làm xỉn màu tượng đồng.
Mời các bạn xem video hướng dẫn chi tiết dưới đây để biết nên lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo nhé!
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu nghi lễ cúng giỗ đầu
Nghi lễ cúng giỗ đầu là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm...
Cách lập bàn thờ ngoài trời (bàn thờ Thiên)
Phong tục thờ cúng ông Thiên là một phong tục truyền thống, có từ lâu...
Cách thờ cúng tại nhà mới
Sau khi chuyển về một căn nhà mới hay một nơi ở mới, các gia...
Cách cúng và thờ cúng các vị thần linh
Trong quan niệm của người Việt, thờ cúng là một việc vô cùng quan trọng....
Lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay tại chung cư Sunshine Garden DG22
Dự án lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay DG22 tại chung cư...
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite là...
Cách đặt ông Thần Tiền đúng
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ông Thần Tiền được coi là biểu...
Cách thờ cúng ông bà tổ tiên trong dịp Tết
Thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục truyền thống nhằm tỏ lòng...