Lễ tạ cuối năm gồm những gì? Bài văn khấn lễ tạ cuối năm chuẩn nhất

“Đầu năm xin lộc, cuối năm trả lễ”, chính bởi vậy mà cuối năm, dù công việc có bận bịu đến đâu thì những người con Việt đều hướng về lễ cúng lạ cuối năm như một nét đẹp văn hóa truyền thống và cũng là để tạ ơn các vị thần linh đã ”xin lộc” đầu năm. Vậy lễ cúng tạ cuối năm tại nhà, tại chùa gồm những gì? Bài văn khấn cúng lễ tạ ra sao. Mời quý độc giả cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết sau đây.

1. Lễ tạ cuối năm vào ngày nào?

Nên cúng tại cuối năm vào ngày nào tốt và phù hợp nhất? Đối với vấn đề này, hiện nay có 3 quan niệm về thời điểm thực hiện lễ tạ:

  • Thứ nhất: cúng lễ tạ làm chung với lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời, tức là ngày 23 tháng chạp
  • Thứ hai: quan niệm của nhiều người thì thực hiện lễ tạ thích hợp nhất là từ ngày 15 đến trước ngày 23 tháng chạp âm lịch.
  • Ba là: nhiều quan điểm cho rằng thời gian thực hiện lễ tạ nên được tiến hành từ sau rằm tháng chạp đến ngày 30 tết là được.

Dù là thực hiện vào thời gian nào đi nữa, thì điều quan trọng nhất chính là chọn được ngày đẹp và lòng thành tâm cầu khấn của bản thân gia chủ.

Lễ tạ cuối năm vào ngày nào?

2. Lễ cúng tạ cuối năm gồm những gì?

2.1. Lễ cúng tạ cuối năm tại nhà

Với 4 dân tộc anh em, chính bởi vậy mà nét văn hóa tại từng vùng miền có sự khác biệt, chính vì vậy mà mâm lễ cúng tạ cuối năm cũng có sự khác biệt. Nhưng đều có một điểm chung chính là lòng thành kính của người cúng lễ. Sau đây, chuyên gia phòng thờ Vietnamarch chia sẻ lễ cúng tạ cuối năm tại nhà với những lễ vật cơ bản nhất mà gia chủ có thể tham khảo sắm cúng lễ tạ cho gia đình mình:

  • Hương thơm: có thể dùng hương trầm hoặc hương được bày bán ngoài tạp hóa
  • Hoa tươi: 10 bông chia đều ra hai lọ hai bên hoặc sắm mỗi lọ 7 bông đều được
  • Trầu 3 lá, Cau 3 quả
  • Trái cây 2 đĩa bày biện đều, cân xứng ở hai bên
  • Xôi trắng 2 đĩa to cũng bày hai bên ban thờ
  • Gà luộc nguyên con (có thể tạo hình cánh tiên) bày vào 1 đĩa (Gà giò hoặc là trống thiến) hoặc sử dụng một cái chân giò lợn (chân trước) luộc, có thể là chân trái hay phải đều được.
  • Rượu trắng 0,5 lít và chuẩn bị đầy đủ chén đựng rượu 3 cái, 1 gói chè ( 1 lạng/gói), cộng với 10 lon bia, 6 lon nước ngọt bày ở hai bên bàn thờ, 1 bao thuốc lá
  • Một đĩa bánh kẹo
  • Cặp nến thắp hương để hai bên bàn thờ, hoặc có dùng đèn thờ hoặc nến cốc thay thế khi thắp hương làm lễ.

Lễ cúng tạ cuối năm tại nhà

Đối với vàng mã chuẩn bị: 

  • 5 con ngựa với 5 màu: đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím. Đi kèm với 5 ngựa là 5 bộ mũ, áo, hia ( cần loại nhỏ) và cờ lệnh, kiếm, roi. Bên trên lưng mỗi ngựa là 10 lễ tiền vàng.
  • 1 con ngựa đỏ loại to hơn 5 con ngựa trên, và bộ mũ, áo, hia, cờ, roi, kiếm cũng loại to hơn
  • 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng )
  • 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền (lễ này dùng để dâng gia tiên)

2.2. Lễ cúng tạ cuối năm tại chùa, đình, miếu

Lễ cúng tạ cuối năm tại chùa hay đình, miếu không có một quy định cụ thể nào về những lễ vật dâng cúng lễ, bởi vậy mà điều này là tùy tâm của gia chủ. Tuy nhiên, theo phong tục tập quán, đồ lễ cúng thường sẽ gồm những lễ vật như sau:

  • Lễ Chay: Đây là lễ thường để gia chủ dâng lên ban thờ Phật, ban thờ Quan Âm Bồ Tát, lễ cúng gồm có hương hoa, trà bánh, các loại trái cây, phẩm oản,… Đối với ban thờ Thánh Mẫu, sắm thêm vàng mã
  • Lễ Mặn: được dâng lên ban thờ Ngũ vị quan lớn (ban Công Đồng) gồm có gà lợn, giò chả,…
  • Lễ đồ sống: Mâm lễ đồ sống dâng lên quan Bạch Xà, Ngũ Hổ, Thanh Xà ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ. Mâm lễ thường có 5 quả trứng vịt sống, đĩa gạo muối, 1 miếng thịt mồi (thịt lợn) sống được khía không đứt rời thành 5 phần, 2 quả trứng gà sống đặt trong 2 chén nhỏ, và tiền vàng.
  • Lễ mặn Sơn Trang: được dâng lên 15 vị thờ tại ban Sơn Trang (bao gồm 2 vị hầu cận, 1 vị chúa và 12 vị cô Sơn Trang). Mâm lễ thường là những món đặc sản của Việt Nam được sắm theo số 15 để chia đều cho 15 vị thờ, thêm xôi chè nếp cẩm.
  • Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: oản, hia hài, nón áo, hoa quả, hương đèn, gương lược, những món đồ chơi nhỏ xinh…
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: chân giò lợn luộc, gà, xôi, rượu, tiền vàng…

Lễ tạ cuối năm gồm những gì? Bài văn khấn lễ tạ cuối năm chuẩn nhất

3. Văn khấn lễ tạ cuối năm

3.1. Văn khấn lễ tạ cuối năm tại nhà

Văn khấn tạ đất cuối năm chư thần thổ địa tại nhà:

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT!

Con kính lạy:

– Quan đương xứ thổ địa chính thần

– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,

Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..

Chúng con là:……………

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.

Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe.

Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long. Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.

Cẩn cáo!

3.2. Văn khấn lễ tạ cuối năm tại chùa

Bài văn khấn lễ tạ cuối năm Tam Toà Thánh Mẫu:

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng

– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hương tử con là:………………………………………………………………… Tuổi…………………

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm…….(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)……… Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản… (chú ý dâng gì thì kêu đó) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con trong năm (Nhâm Dần) qua.

Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Chúng con xin đa tạ …( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Nam mô a di dà phật (3 lần).

Bài văn khấn tạ cuối năm ban công đồng:

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

– Con lạy Tứ phủ Khâm sai

– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

– Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử con là:…………………………………………………………….….Tuổi…………………..

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………….….

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, dâng chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con trong năm (Nhâm Dần) qua.

Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Chúng con xin đa tạ ...(tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Nam mô a di đà phật (3 lần).

Bài văn khấn tạ cuối năm ban Tam Bảo:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..âm lịch

Tín chủ con là ……………………………………
Ngụ tại ………………………………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Đệ tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)……… Nay chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản… (chú ý dâng gì thì kêu đó) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con trong năm (Nhâm Dần) qua.

Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Chúng con xin đa tạ ...(tên vị thánh bản) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

3.3. Văn khấn lễ tạ cuối năm ở đền

Bài văn khấn Thành Hoàng tạ cuối năm ở Đình, Đền, Miếu:

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hương tử con là:………………………………………………………………………………. Tuổi………………………

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân.

Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản… (chú ý dâng gì thì kêu đó) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con trong năm (Nhâm Dần) qua.

Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Chúng con xin đa tạ …( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà phật (3 lần).

XEM THÊM: TỔNG HỢP CÁC MẪU TRANH TRÚC CHỈ ĐẸP SALE 20% GIÁ RẺ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.