Lễ phật đản diễn ra vào ngày nào trong năm?

Lễ Phật Đản, hay còn gọi là Vesak, là một trong những lễ lớn nhất và quan trọng nhất trong Phật giáo. Lễ này được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ba sự kiện quan trọng trong đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: sự ra đời, sự giác ngộ, và sự nhập Niết Bàn. Vậy cụ thể lễ Phật Đản diễn ra vào ngày nào trong năm?

1. Lễ Phật Đản diễn ra vào ngày nào trong năm?

Trong quá trình phát triển của Phật giáo, các nước theo Phật giáo Nam truyền (hay còn được gọi là Phật giáo Nguyên thủy hoặc Phật giáo tiểu thừa) đã giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật. Theo lịch truyền thống Ấn Độ cổ, ngày trăng tròn tháng Vesak được coi là ngày sinh của Đức Phật cũng như là ngày ông thành đạo và nhập Niết Bàn. Sự kiện quan trọng này được các nước theo Phật giáo Nam truyền tổ chức ba lễ trong một ngày, được gọi là Đại lễ Tam hợp hoặc Đại lễ Vesak. Thông thường, các quốc gia này tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày trăng tròn tháng Vesak, thường diễn ra vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Tuy nhiên, đôi khi có những năm có hai ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch, khiến cho việc kỷ niệm Đại lễ Vesak có thể diễn ra vào ngày trăng tròn đầu tiên hoặc ngày trăng tròn thứ hai của tháng 5 đó. Do đó, cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam truyền có thể khác nhau, có thể dẫn đến sự chênh lệch một năm trong việc kỷ niệm lễ hội này.

Lễ phật đản diễn ra vào ngày nào trong năm?

Trong khi đó, theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, do sự ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Hoa, ngày sinh của Đức Phật theo lịch cổ của Ấn Độ đã được chuyển sang lịch Trung Hoa, trở thành ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Do đó, các quốc gia mà Phật giáo Bắc truyền là nền tảng chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… thường kỷ niệm Đại lễ Phật Đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên, từ Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên diễn ra tại Colombo, Sri Lanka, từ ngày 25/5 đến ngày 8/6 năm 1950, các đại diện từ 26 quốc gia đã đồng thuận về việc quy định ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch. Kể từ đó, các nước theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền đã đồng loạt kỷ niệm ngày Phật Đản vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm (thường tương đương với tháng 5 dương lịch).

2. Nguồn gốc của lễ Phật Đản

Tất-đạt-đa Cồ-đàm (có phiên âm tiếng Hán Việt từ tiếng Phan Siddhārtha Gautama), còn được gọi là Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni), đây là người sáng lập ra Phật giáo. Tất-đạt-đa (sa.siddhārtha) thường biết đến với ý nghĩa là “người đã hoàn tất (siddha) hoặc Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh. Thích ca được dịch nghĩa là năng nhân, còn “Mâu Ni” dịch là tịch mặc, sự tĩnh lặng thấu suốt.

***Để tìm hiểu chi tiết hơn về nguồn gốc của lễ Phật Đản, xem chi tiết tại: Nguồn gốc lịch sử của lễ Phật Đản

3. Nghi thức lễ Phật Đản theo giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM

Xem chi tiết tại tài viết: Nghi thức lễ Phật Đản chuẩn mà các Phật tử nên biết

Nghi thức lễ Phật Đản theo giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM

Như vậy lễ Phật Đản sẽ được diễn ra vào ngày 15/04 âm lịch tại Việt Nam. Nếu quý Phật tử lập bàn thờ Phật tại gia và cần tư vấn thiết kế không gian thờ chuẩn phong thủy, hãy liên hệ ngay tới Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch qua hotline 0904.202.880.

Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch – Không gian thờ chuẩn Việt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.