Chùa là nơi thờ các vị Phật và cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của người dân nước ta từ xưa tới nay. Đi chùa lễ Phật đầu năm là nét đẹp trong văn hoá truyền thống của người Việt Nam ta. Đây cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính và sùng bái của mình đối với các vị Thần Phật. Tuy nhiên, cách đi lễ chùa đầu năm sao cho đúng thì không phải ai cũng biết.
1. Nên đi lễ chùa vào ngày nào, giờ nào?
Về việc đi lễ chùa, có người coi đó là thói quen hàng ngày, nhưng cũng có nhiều người chỉ đi lễ chùa vào những dịp đặc biệt. Mỗi thời điểm đi lễ chùa khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau.
1.1. Nên đi lễ chùa vào ngày nào?
– Đi lễ chùa vào ngày mùng 1
Mùng 1 là ngày đầu tiên của tháng. Đa phần người dân thường đi lễ chùa vào ngày này để cầu mong cho cả tháng đó được bình an, làm ăn may mắn.
– Đi lễ chùa vào ngày rằm
Đây là ngày mà mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau nên các vị thần thánh, tổ tiên, ông bà sẽ tương thông với con người, nhờ đó mà mọi mong cầu của gia chủ sẽ trở thành sự thật.
– Đi lễ chùa vào những ngày Tết
Dịp Tết là thời gian chuẩn bị kết thúc năm cũ và chuyển sang năm mới. Đây là lúc thích hợp để mọi người đi chùa, cầu mong cho năm mới cả gia đình mình sẽ bình an, may mắn, làm ăn thuận lợi.
– Đi lễ chùa vào những ngày đầu năm
Đầu năm là thời điểm bắt đầu của năm mới, cũng là lúc mọi người đều đang nghỉ ngơi và có nhiều thời gian rảnh rỗi. Đi chùa lễ Phật vào dịp này vừa là để cầu sức khoẻ, tài lộc, may mắn cho các thành viên trong gia đình, vừa là dịp để bạn du xuân, vãn cảnh chùa nhằm giải toả những căng thẳng, muộn phiền đã tích tụ trong năm qua.
Ngoài những ngày lễ, Tết kể trên, bạn có thể đi lễ chùa vào bất cứ ngày nào trong năm, trừ ngày lễ Vu Lan và ngày lễ Phật Đản.
1.2. Nên đi lễ chùa vào giờ nào?
Thật ra không có chùa nào quy định giờ giấc người dân được phép vào lễ. Việc đi lễ chùa vào ban ngày hay lúc tối, đi vào buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều là tuỳ thuộc vào thời gian rảnh rỗi và sự sắp xếp của từng người. Miễn là bạn thể hiện được sự thành tâm của mình.
2. Nên mặc trang phục gì khi đi chùa lễ Phật?
Chùa chiền là nơi thờ tự tôn nghiêm nên bạn phải mặc trang phục kín đáo, giản dị, lịch sự khi đi lễ chùa.
– Bạn nên chọn trang phục có màu sắc nhã nhặn, tốt nhất là nên chọn quần áo có cùng tông màu với áo tràng, áo lam của Phật tử. Việc này vừa tạo nên vẻ đẹp giản dị vừa thể hiện lòng thành kính đối với Thần Phật.
– Không nên trang điểm hay xịt nước hoa khi đi lên chùa.
– Nên mặc trang phục gọn gàng, lịch sự như áo sơ mi kín cổ, áo dài hoặc áo khoác.
– Tuyệt đối không ăn mặc hở hang, mặc đồ xuyên thấu, quần áo bó sát, quần tất lưới các loại váy, quần lửng, vừa gây phản cảm cho những người xung quanh lại thiếu sự tôn kính nơi cửa Phật.
3. Cách sắm lễ khi đi chùa
Khi đi lễ chùa, bạn chỉ nên sắm lễ chay và dâng hương lên bàn thờ phật, chứ không nên dùng lễ mặn. Trong đó, lễ chay bao gồm các loại bánh kẹo, chè, mâm ngũ quả (bao gồm các loại trái cây như dưa hấu, táo, bưởi, nho, xoài, dứa, thanh long, phật thủ…).
Hoa thì nên dùng các loại hoa tươi phù hợp với việc thờ cúng như hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn. Không dùng các loại hoa giả, hoa mọc dại, các loại hoa có tên gọi hoặc ý nghĩa không đứng đắn để tránh phạm lỗi bất kính với các vị thần linh.
Xem thêm: Các loài hoa cấm kỵ không nên bày trên bàn thờ
4. Cách bày lễ ở các ban thờ
4.1. Cách bày lễ ở ban Tam Bảo
Lễ vật bày trên ban Tam Bảo nên đầy đủ 5 món gồm nước, hương, đăng (nến), hoa, quả. Nếu bạn không có điều kiện chuẩn bị đầy đủ lễ vật thì cũng không sao, quan trọng nhất là phải thành tâm.
Bạn lưu ý không dùng tiền thật, tiền vàng mã và các loại hàng mã, đồ lễ mặn để bày lên ban Tam Bảo. Nếu muốn cúng tiền thật thì nên cho vào hòm công đức đặt tại chùa.
4.2. Cách bày lễ ở các bàn thờ khác trong chùa
Với các bàn thờ khác trong chùa như bàn thờ Thánh Mẫu, bàn thờ Đức Ông, bàn thờ Thánh Hiền, bàn thờ vong, thì chỉ cần thắp 3 nén hương rồi cầu khấn là được. Lễ vật là lễ tam sinh (giò, chả, thịt gà), đồ vàng mã, tiền âm phủ.
5. Thứ tự hành lễ khi đi chùa
Khi hành lễ tại chùa, bạn nên tuân theo thứ tự các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông.
Bước 2: Bạn đặt lễ ở hương án tại chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi lễ bái các chư Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.
Bước 3: Bạn đi thắp hương và khấn vái ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương, bạn nên đặt 3 lễ hoặc 5 lễ. Chùa nào có điện thờ Mẫu hoặc Tứ Phủ thì bạn hãy tới đó đặt lễ, dâng hương và cầu khấn theo ý nguyện của mình.
Bước 4: Đi lễ ở nhà thờ Tổ (còn gọi là nhà thờ Hậu)
Bước 5: Vào cuối buổi lễ, bạn lễ tạ để xin hạ lễ. Sau đó bạn nên đến nhà trai giới hoặc phòng khách để thăm hỏi các vị sư tăng trụ trì và tuỳ tâm công đức cho nhà chùa.
6. Một số điều cần lưu ý khi đi chùa lễ Phật đầu năm
– Trước ngày dự định lên chùa dâng hương lễ Phật, bạn nên giữ cho bản thân được chay tịnh trong sinh hoạt hàng ngày như ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện tích đức.
– Khi đi chùa, nếu bạn có mang theo túi xách, mũ áo thì trước khi vào Tam Bảo để bái Phật thì phải đặt tất cả các loại mũ áo, túi xách xuống chiếu.
– Nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa để khói hương dễ dàng tan đi. Hạn chế thắp hương bên trong các gian thờ.
– Không để trẻ em nô đùa, nghịch ngợm trong Tam Bảo, sờ mó vào tượng Phật.
– Không tự ý mang bất cứ món đồ gì ở trong chùa về nhà để tránh những chuyện xui rủi có thể xảy ra.
– Không tuỳ tiện sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa khi chưa có sự cho phép của sư trụ trì.
– Cư xử nhẹ nhàng, lịch sự, đúng mực. Đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn vệ sinh chung của nhà chùa. Không chạy nhảy, làm ồn, đùa giỡn trong khuôn viên chùa. Không khạc nhổ, không xả rác bừa bãi.
– Không được quỳ ở chính giữa Phật đường mà nên quỳ chếch sang 1 bên.
7. Mua bàn thờ Phật đẹp giá rẻ ở đâu tại Hà Nội?
Quý khách hàng cần tư vấn về các loại bàn thờ Phật xin vui lòng gọi cho Chuyên gia phòng thờ theo số hotline: 0904.202.880 hoặc 0911.727.997. Kính mời quý khách qua showroom của công ty chúng tôi tại địa chỉ 61 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội để trực tiếp xem sản phẩm và chọn mua sản phẩm bàn thờ Phật ưng ý nhất. Tại đây, chúng tôi hiện đang bày bán các mẫu bàn thờ Phật đẹp giá rẻ để quý khách thoải mái so sánh và lựa chọn.
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu nghi lễ cúng giỗ đầu
Nghi lễ cúng giỗ đầu là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm...
Cách lập bàn thờ ngoài trời (bàn thờ Thiên)
Phong tục thờ cúng ông Thiên là một phong tục truyền thống, có từ lâu...
Cách thờ cúng tại nhà mới
Sau khi chuyển về một căn nhà mới hay một nơi ở mới, các gia...
Cách cúng và thờ cúng các vị thần linh
Trong quan niệm của người Việt, thờ cúng là một việc vô cùng quan trọng....
Lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay tại chung cư Sunshine Garden DG22
Dự án lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay DG22 tại chung cư...
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite là...
Cách đặt ông Thần Tiền đúng
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ông Thần Tiền được coi là biểu...
Cách thờ cúng ông bà tổ tiên trong dịp Tết
Thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục truyền thống nhằm tỏ lòng...