Cúng rằm tháng 7 cần những gì là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Như các bạn đã biết thì cúng Rằm tháng 7 là một nghi lễ, phong tục quan trọng có từ lâu đời trong đời sống tâm linh của người Việt. Trong ngày lễ này, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng trang trọng, thành kính dành cho Phật / Thần linh, tổ tiên và cô hồn / chúng sinh. Trong bài viết lần này, Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu xem cúng rằm tháng 7 cần những gì nhé!
1. Ý nghĩa của nghi lễ cúng rằm tháng 7
Người xưa có câu “Tết cả năm không bằng rằm tháng 7” để nói về tầm quan trọng của việc cúng rằm tháng 7. Rằm tháng 7 âm lịch hay còn gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đây cũng là ngày xá tội vong nhân hay ngày cúng chúng sinh.
Vào ngày này, người Việt thường thực hiện nghi lễ cúng, làm mâm cỗ cúng thành tâm, trang trọng để tưởng nhớ đến người thân đã khuất, cầu mong bình an cho gia đình cũng như thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát với mong muốn sẽ không bị ma quỷ quấy rối, làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
2. Cúng rằm tháng 7 cần những gì?
2.1 Chọn ngày, giờ tốt cúng rằm tháng 7
Năm 2023, ngày rằm tháng 7 rơi vào thứ tư, ngày 30 tháng 8 dương lịch (15/7 âm lịch). Nhưng theo quan niệm dân gian, gia chủ có thể cúng rằm tháng 7 sớm trước mấy ngày, có thể là từ mùng 2/7 Âm lịch cho đến trước 12 giờ trưa ngày 15/7 Âm lịch. Ngày đẹp nhất để cúng rằm tháng 7 được cho là ngày 13/7 Âm lịch.
Trong ngày rằm thắng 7, các gia đình sẽ thực hiện ba lễ cúng là cúng Phật, cúng gia tiên và cúng cô hồn. Dưới đây là khung giờ tốt để thực hiện các lễ cúng:
- Cúng Phật: cúng trong buổi sáng
- Cúng gia tiên: buổi trưa, từ 10 giờ – 12 giờ
- Cúng cô hồn: buổi chiều tối, từ 17 giờ – 19 giờ
2.2 Chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7
Theo quan niệm dân gian, vào ngày rằm tháng 7, các gia đình sẽ chuẩn bị 3 mâm lễ cúng bao gồm: Mâm lễ cúng Phật, mâm lễ cúng gia tiên và mâm lễ cúng cô hồn (Chúng sinh).
>>Xem ngay: Mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ gồm những gì?
2.3 Chuẩn bị bài văn khấn rằm tháng 7
Vào ngày rằm tháng 7, các gia đình thường chuẩn bị 3 mâm lễ cúng Phật / Thần linh, gia tiên và cô hồn / chúng sinh, do đó cũng cần chuẩn bị 3 bài văn khấn: Văn khấn Thần linh, văn khấn gia tiên và văn khấn chúng sinh. Dưới đây là các bài văn khấn Rằm tháng 7 theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam của nhà xuất bản Văn hóa thông tin, mời các bạn tham khảo:
>>Xem ngay: Văn khấn rằm tháng 7 đầy đủ và chi tiết nhất 2023!
3. Các nghi lễ cúng rằm tháng 7
Nghi lễ cúng Phật
Trước khi thực hiện nghi lễ cúng Phật/ thần linh thì người cúng phải ăn mặc lịch sự, bày sẵn mâm lễ cúng, thắp 3 nén hương và đọc văn khấn Phật to, rõ ràng, không quá nhanh hoặc quá chậm. Sau khi khấn xong, chắp tay vái 3 lần để kết thúc lễ.
Nghi lễ cúng gia tiên
Người cúng sẽ thắp 3 nén hương và đọc văn khấn gia tiên. Sau khi khấn xong, vái 3 lần là xong, sau đó đợi 1 tuần hương sẽ đọc văn khấn hóa vàng, giày dép cho người thân.
Nghi lễ cúng cô hồn/chúng sinh
Sau khi bày xong mâm cúng cô hồn, gia chủ sẽ thắp hương và vái 3 lần, sau đó đọc văn khấn, kết thúc lễ sẽ vái tiếp ba lần nữa. Đợi 1 tuần hương sẽ rải gạo muối ra sân còn vàng mã sẽ được đốt và đọc to văn khấn hóa vàng để tiễn vong đi.
4. Những lưu ý khi cúng rằm tháng 7
Có một số lưu ý khi thực hiện lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà theo phong tục Việt Nam mà bạn cần biết đó là:
- Gia chủ nên cúng Vu Lan tại chùa trước khi tiến hành cúng tại nhà vào ngày rằm tháng 7.
- Nghi thức cúng rằm tháng 7 tại nhà nên được thực hiện theo thứ tự: cúng Phật/thần linh, cúng gia tiên và cuối cùng là cúng chúng sinh/cô hồn.
- Nếu nhà bạn không có bàn thờ Phật riêng thì có thể sắp mâm cúng Phật ở vị trí cao nhất trên bàn thờ, sau đó mới đến mâm cúng gia tiên.
- Mâm cúng cô hồn/chúng sinh trong ngày này không được đặt trong nhà mà phải đặt ở ngoài trời như ngoài sân, ngoài cổng…
- Tuyệt đối không cúng các loại thực phẩm như thịt chó, thịt mèo, thịt rắn, mắm, tỏi…
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Cách lập bàn thờ trong phòng thờ riêng
Thờ cúng là phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống...
Tìm hiểu nghi lễ cúng giỗ đầu
Nghi lễ cúng giỗ đầu là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm...
Cách lập bàn thờ ngoài trời (bàn thờ Thiên)
Phong tục thờ cúng ông Thiên là một phong tục truyền thống, có từ lâu...
Cách thờ cúng tại nhà mới
Sau khi chuyển về một căn nhà mới hay một nơi ở mới, các gia...
Cách cúng và thờ cúng các vị thần linh
Trong quan niệm của người Việt, thờ cúng là một việc vô cùng quan trọng....
Lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay tại chung cư Sunshine Garden DG22
Dự án lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay DG22 tại chung cư...
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite là...
Cách đặt ông Thần Tiền đúng
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ông Thần Tiền được coi là biểu...