Trong quan niệm của người Việt, thờ cúng là một việc vô cùng quan trọng. Bên cạnh tổ tiên thì các gia đình còn thờ cúng các vị thần linh bảo hộ cho gia đình. Trong bài viết lần này, chúng tôi mời các cùng tìm hiểu các vị thần thường được thờ cúng, cách cúng và thờ cúng các vị thần linh nhé!
1. Các vị thần linh được thờ cúng nhiều trong gia đình người Việt
1.1 Táo phủ thần quân (Táo quân)
Táo quân là vị thần linh quan trọng thường được thờ cúng trong các gia đình người Việt. Theo sự tích truyền lại thì Táo quân bao gồm 3 vị thần là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Trong đó, Thổ Công là vị thần cai quản việc bếp trong gia đình, Thổ Địa là vị thần trông coi việc đất đai, nhà cửa của gia đình và Thổ Kỳ là vị thần cai quản việc chợ búa trong gia đình.
Dân gian quen gọi vị thần này là Thổ Công nhưng thực chất nó đã bao hàm cả Thổ Địa, Thổ Kỳ rồi. Người Việt quan niệm rằng vị thần Thổ Công (Thần Đất) này là vị thần quan trọng nhất, trông coi việc nhà cửa và có thể định đoạt phúc họa của gia đình. Nhà nào cũng có bàn thờ vị thần linh này.
1.2 Thần Tài
Thần Tài là vị thần được nhiều gia đình người Việt thờ cúng trên bàn thờ riêng đặt ở dưới đất, đặc biệt là những gia đình làm nghề buôn bán. Bàn thờ Thần Tài cũng xuất hiện nhiều ở các công ty, cửa hàng… Thần Tài được xem là vị thần mang đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng… cho công việc làm ăn kinh doanh cũng như cuộc sống của gia đình.
1.3 Tiền chủ
Tiền chủ cũng được coi là một vị thần bảo hộ theo quan niệm của người Việt. Tiền chủ thực chất là chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà hay mảnh đất mà người thờ cúng đang ở. Ngôi nhà hay mảnh đất theo thời gian có thể có sự thay đổi chủ nhưng tại cõi âm thì tiền chủ vẫn luôn nhớ về ngôi nhà xưa của mình nên sẽ thường xuyên đi lại thăm nom và trông coi những chủ nhân sau của ngôi nhà.
Vì thế, những người chủ sau thường sẽ lập bàn thờ tiền chủ với ước muốn không bị vong hồn tiền chủ quấy rối cũng như cầu bình an nếu trong gia đình chẳng may có gì đó lục đục.
2. Cách cúng và thờ cúng các vị thần linh
Trong bài viết lần này chúng tôi chỉ đề cập tới cách thờ cúng hai vị thần linh phổ biến nhất đó là Thổ Công và Thần Tài.
2.1 Cách cúng và thờ cúng Táo Phủ Thần Quân (Thổ Công)
Để thờ cúng thì chắc chắc phải có bàn thờ. Với những nhà không có bàn thờ gia tiên thì sẽ vẫn lập bàn thờ Thổ Công nhưng bàn thờ Thổ Công này sẽ đơn giản hơn bàn thờ gia tiên, đôi khi chỉ gồm bình hương, một cỗ mũ Thổ Công, 3 đài rượu cũng được.
Với gia đình có bàn thờ gia tiên thì có thể thờ thần linh chung với gia tiên, chú ý là bát hương thờ thần linh bao giờ cũng sẽ cao to hơn và đặt ở chính giữa bàn thờ.
Người ta cúng Thổ Công vào ngày giỗ, tết hay sóc vọng (ngày mùng 1 hay 15 âm lịch hàng tháng). Lễ vật cúng gồm bộ mũ, áo, hia của Táo quân, tiền vàng mã, trầu cau, nước, hoa, quả. Tùy từng gia đình mà cúng chay hoặc cúng mặn. Nếu cúng mặn thường sẽ có rượu, món xôi, món gà luộc hoặc chân giò, món canh, món xào…
Đặc biệt, trong năm sẽ có ngày tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), đây có thể coi là lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất trong năm. Ngày này là ngày Táo quân về chầu trời, bẩm báo mọi việc tốt xấu trong một năm của gia đình. Người Việt thường tổ chức lễ cúng để tiễn Táo quân về chầu trời đồng thời cầu mong một năm mới ấm no, hạnh phúc, đủ đầy…
Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị các đồ lễ như thường lệ nhưng không thể thiếu cá chép ngụ ý là phương tiện đưa các vị thần về chầu trời. Sau khi chuẩn bị lễ vật, mâm cúng thì gia chủ thắp hương, đọc văn khấn, đợi hương tàn, thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã, tro của bát hương và cá chép sẽ được phóng sinh ra ao, hồ, sông… để tiễn đưa các vị thần.
2.2 Cách cúng và thờ cúng Thần Tài
Để cúng Thần Tài phải có bàn thờ Thần Tài, bàn thờ Thần Tài thường nhỏ hơn bàn thờ thần linh và gia tiên, được dán giấy đỏ, đặt ở góc nhà, thường đặt tượng Thần Tài một bên và Ông Địa một bên. Cúng Thần Tài có thể cúng quanh năm, thường xuyên thắp hương, nhất là trong những gia đình kinh doanh, buôn bán.
Cúng ngày thường thì có thể chỉ cần cúng đơn giản với nước, hoa quả, thắp hương là được. Còn vào những ngày sóc vọng, ngày 10 âm lịch hàng tháng và đặc biệt là ngày vía Thần Tài (10 tháng Giêng âm lịch), lễ cúng sẽ được chuẩn bị đầy đủ hơn.
Lễ vật cúng Thần Tài thường gồm bộ tam sên (300gr thịt heo quay, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm luộc), hoa, quả, tiền vàng giấy, thuốc lá, rượu, bánh kẹo, gạo, muối, nước…
>>Xem thêm: Chi tiết cách cúng Thần Tài – Ông Địa mà các bạn cần biết
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cách cúng và thờ cúng các vị thần linh. Nếu các bạn cần mua bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài… đẹp và chất lượng, hãy liên hệ với Vietnamarch nhé!
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Bí quyết bố trí bàn thờ tụ khí cho gia chủ
Bàn thờ không chỉ là nơi để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là nơi...
Lắp đặt bàn thờ đứng gỗ sồi với nội thất khủng tại chung cư Lumi Hà Nội
Phòng thờ là không gian linh thiêng và quan trọng trong mỗi gia đình Việt,...
Ý nghĩa của các loại quả trên bàn thờ
Các loại quả (trái cây) là loại lễ vật không thể thiếu để dâng cúng...
Top 5 sai lầm khi sử dụng thước lỗ ban gia chủ cần tránh
Thước lỗ ban từ lâu đã trở thành công cụ không thể thiếu trong phong...
Lắp đặt bàn thờ treo kết hợp tranh trúc chỉ hoa sen tại chung cư Masteri West Heights
Không gian thờ cúng tại chung cư không chỉ cần sự trang nghiêm mà còn...
Lắp đặt mẫu bàn thờ treo triện sen gỗ sồi tại chung cư Feliz Homes Hoàng Mai
Vietnamarch tự hào khi được lắp đặt mẫu bàn thờ triện sen gỗ sồi tại...
Cách chọn và bài trí đèn thờ
Đèn thờ là một vật phẩm quan trọng và khá phổ biến trong không gian...
Cách lập bàn thờ trong phòng thờ riêng
Thờ cúng là phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống...