Chân nến là vật phẩm thờ cúng khá quen thuộc trên bàn thờ, gia tiên, bàn thờ Phật… của mỗi gia đình. Trong bài viết lần này, chúng tôi mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, cấu tạo, ý nghĩa cũng như cách chọn và đặt chân nến trên bàn thờ nhé!
1. Chân nến trên bàn thờ là gì? Cấu tạo ra sao?
Chân nến hay chân nến thờ là một vật dụng thường thấy trên bàn thờ được dùng để đặt và cố định nến cây hoặc cốc nến.
Chân nến trên bàn thờ có cấu tạo với 3 phần chính:
+ Chân đế: Có thiết kế loe ra giúp giữ cho chân nến đứng vững chắc hơn, không bị đổ.
+ Bát nến: Có thiết kế hình tròn, được ám hoặc khảm các chi tiết, họa tiết, hoa văn cầu kì, sắc nét.
+ Cốc đựng nến: Là phần trên cùng, có tác dụng đỡ nến.
2. Tác dụng và ý nghĩa của chân nến trên bàn thờ
Chân nến trên bàn thờ có rất nhiều tác dụng và ý nghĩa như sau:
- Chân nến có tác dụng làm giá đỡ nến giúp thắp sáng cho không gian thờ cúng, giúp giữ lửa châm hương.
- Chân nến là một vật phẩm có tác dụng trang trí, làm cho bàn thờ thêm phần sang trọng và tôn nghiêm.
- Chân nến trên bàn thờ giúp cho việc di chuyển nến dễ dàng hơn, giúp cho việc vệ sinh bàn thờ thuận lợi.
- Có chân nến sẽ an toàn hơn, hạn chế xảy ra cháy nổ.
- Đôi chân nến trên bàn thờ là biểu tượng cho ánh sáng dẫn lối, soi đường kết nối giữa cõi dương và cõi âm, thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu với tổ tiên đồng thời gửi gắm những mong ước đối với người đi trước, giúp con người cảm thấy bình yên.
- Trên bàn thờ Phật, đôi chân nến tượng trưng cho ánh sáng chân lý giúp các linh hồn sớm siêu thoát, giác ngộ về cõi cực lạc.
- Trong phong thủy ngũ hành, đôi chân nến là biểu tượng cho hành Hỏa giúp giữ lại khí tốt, xua đuổi khí xấu.
- Chân nến bên trái là hướng đông tượng trưng cho hành dương, mặt trời còn chân nến bên phải là hướng tây tượng trưng cho hành âm, mặt trăng. Do đó, đôi chân nến mang đến ý nghĩa cân bằng năng lượng cho không gian thờ cúng, sinh ra vận khí tốt, đem đến sự bình yên, sự phát triển, thịnh vượng và may mắn cho gia chủ.
3. Cách chọn và đặt chân nến trên bàn thờ
3.1 Cách chọn chân nến trên bàn thờ
Về kích thước
Chân nến trên bàn thờ thường đi kèm với đỉnh hương nên nó được thiết kế với kích thước phù hợp với kích thước của đỉnh. Kích thước chân nến khá đa dạng, tùy vào kích thước bàn thờ mà chọn kích thước chân nến trên bàn thờ cho phù hợp. Một số gợi ý chọn kích thước chân nến như sau:
- Nếu bàn thờ gia tiên nhỏ hơn 1m7 hoặc bàn thờ thần tài, bàn thờ treo thì nên chọn chân nến có kích thước dưới 35cm.
- Nếu bàn thờ có kích thước từ 1m7 – 1m35 thì nên chọn chân nến kích thước khoảng 40cm.
- Nếu bàn thờ có kích thước từ 1m55 – 1m75 thì có thể chọn chân nến cao khoảng 45cm.
- Nếu bàn thờ có kích thước từ 1m75 – 1m97 thì chọn chân nến cao dưới 50cm.
- Nếu bàn thờ có kích thước từ trên 2m17 thì chọn chân nến cao trên 50cm.
Về chất liệu
Chất liệu làm chân nến trên bàn thờ hiện nay rất phong phú bao gồm đồng, sứ, gỗ. Trong số đó thì chất liệu đồng được ưa chuộng nhất bởi tính thẩm mỹ cao cũng như độ bền vượt trội. Đồng được chọn để làm chân nến thờ có thể là đồng vàng, đồng đỏ, đồng catut hoặc đồng khảm tam khí – ngũ sắc… Đồng còn được đánh giá là kim loại giúp thu hút tài lộc, thịnh vượng và bảo hộ gia chủ.
Chân nến thờ bằng gỗ mang lại cảm giác mộc mạc, gần gũi, thường không có họa tiết trang trí mà để trơn và được phủ sơn bóng trên bề mặt để bảo vệ. Tuy nhiên có thể bị mối mọt và ẩm mốc nên cần bảo quản cẩn thận.
Chân nến thờ bằng sứ có ưu điểm là mang vẻ đẹp truyền thống, độ bền cao tuy nhiên cần cẩn thận khi di chuyển bởi sứ rất dễ bị vỡ.
Về hoa văn, mẫu mã
Hoa văn trên chân nến thờ thường là những hoa văn, họa tiết truyền thống và mang ý nghĩa phong thủy như tứ linh, tứ quý hoặc hoa sen kết hợp chi tiết hoa lá, chữ triện…
Màu sắc của chân nến có thể là màu đồng nguyên bản hoặc tạo màu giả cổ thậm chí mạ vàng, dát vàng đẳng cấp.
>>Xem thêm: Cách chọn và bài trí lư hương
3.2 Cách đặt chân nến trên bàn thờ
Chân đèn trên bàn thờ thường là một đôi và đi kèm với đỉnh hương (đỉnh thờ) và đôi hạc thờ, gọi là bộ ngũ sự, giúp làm tăng sự sang trọng và linh thiêng cho không gian thờ cúng.
Trên bàn thờ, đôi chân nến sẽ được đặt đối xứng ở vị trí ngoài cùng, thứ tự cụ thể như sau: ở giữa bàn thờ là đỉnh thờ, tiếp theo 2 bên đối xứng là đôi hạc thờ và tiếp theo ngoài cùng là đôi chân nến cũng đối xứng hai bên. Đôi chân nến trên bàn thờ luôn ở vị trí phía sau bát hương.
Hy vọng những thông tin trên đã đã giúp các bạn hiểu thêm về cách chọn và đặt chân nến trên bàn thờ.
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Bí quyết bố trí bàn thờ tụ khí cho gia chủ
Bàn thờ không chỉ là nơi để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là nơi...
Lắp đặt bàn thờ đứng gỗ sồi với nội thất khủng tại chung cư Lumi Hà Nội
Phòng thờ là không gian linh thiêng và quan trọng trong mỗi gia đình Việt,...
Ý nghĩa của các loại quả trên bàn thờ
Các loại quả (trái cây) là loại lễ vật không thể thiếu để dâng cúng...
Top 5 sai lầm khi sử dụng thước lỗ ban gia chủ cần tránh
Thước lỗ ban từ lâu đã trở thành công cụ không thể thiếu trong phong...
Lắp đặt bàn thờ treo kết hợp tranh trúc chỉ hoa sen tại chung cư Masteri West Heights
Không gian thờ cúng tại chung cư không chỉ cần sự trang nghiêm mà còn...
Lắp đặt mẫu bàn thờ treo triện sen gỗ sồi tại chung cư Feliz Homes Hoàng Mai
Vietnamarch tự hào khi được lắp đặt mẫu bàn thờ triện sen gỗ sồi tại...
Cách chọn và bài trí đèn thờ
Đèn thờ là một vật phẩm quan trọng và khá phổ biến trong không gian...
Cách lập bàn thờ trong phòng thờ riêng
Thờ cúng là phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống...