Sau khi chuyển về một căn nhà mới hay một nơi ở mới, các gia đình thường sẽ phải thực hiện một nghi lễ thờ cúng quan trọng là lễ cúng về nhà mới hay còn gọi là lễ nhập trạch. Trong bài viết này, chuyên gia phòng thờ mời các bạn cùng tìm hiểu về cách thờ cúng tại nhà mới nhé!
1. Ý nghĩa của việc thờ cúng tại nhà mới
Khi về nhà mới thì việc thờ cúng cũng vẫn được thực hiện một cách trang nghiêm như bình thường. Sau khi chuyển về nhà mới thì các gia đình đều phải làm lễ cúng về nhà mới (lễ nhập trạch). Lễ cúng này cũng được thực hiện sau khi chuyển văn phòng hay chuyển công ty đến nơi mới.
Việc thờ cúng tại nhà mới hết sức quan trọng, nó ý nghĩa tâm linh to lớn. Thờ cúng tại nhà mới là một cách để gia chủ báo cáo và xin các vị thần linh, thổ công và ông bà tổ tiên cho phép được ở nơi mới và cũng cầu mong thần linh, tổ tiên phù hộ, che chở cho gia đình trong thời gian tới được bình yên, khỏe mạnh, tài lộc…
Lễ cúng tại nhà mới cũng là cách giúp tiễn những vong hồn ở tại mảnh đất này đi đồng thời loại bỏ tà khí còn sót lại trong nơi ở mới, mang lại sự bình an cho những người sinh sống ở đây.
Thờ cúng tại nhà mới cũng là cách bày tỏ lòng thành kính với thần linh và tiên tổ, giúp đem đến cho gia đình một cảm giác thanh tịnh, bình an, hỗ trợ sự thăng tiến, phát triển của các thành viên trong gia đình.
2. Cách thờ cúng tại nhà mới
2.1 Cách chọn ngày tốt thờ cúng tại nhà mới
Chọn ngày tốt thờ cúng tại nhà mới bao gồm cả chọn ngày tốt để lập bàn thờ và làm lễ cúng.
Ngày tốt để thờ cúng tại nhà mới thường được lựa chọn dựa theo một số yếu tố như phải là ngày hoàng đạo, ngày hợp mệnh, hợp tuổi của gia chủ, ngày thuộc hành Thủy hoặc hành Kim, ngày hợp với hướng nhà. Người ta thường thờ cúng tại nhà mới vào đầu tháng hoặc trước ngày 15 âm lịch của tháng.
Tránh thờ cúng tại nhà mới vào ngày xấu như ngày “sát sư”, ngày Tam Nương, Nguyệt Kỵ, mồng 1 và ngày Rằm hoặc năm tuổi, năm phạm hạn “tam tai” của gia chủ để tránh gặp vận hạn không mong muốn. Việc lựa chọn ngày tốt có thể xem theo lịch vạn sự hoặc tốt nhất là nên hỏi thầy phong thủy.
2.2 Cách chuẩn bị mâm lễ thờ cúng tại nhà mới
Trước khi cúng, các gia đình sẽ chuẩn vị mâm lễ cúng. Tùy từng vùng miền và điều kiện gia đình mà chuẩn bị mâm cỗ cúng cho phù hợp. Mâm lễ dâng cúng trên bàn thờ gia tiên thường sẽ có:
- Hương
- Vàng mã
- Đèn cày hoặc nến
- Trầu cau
- Hoa tươi: Hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa ly…
- Mâm ngũ quả
- Bánh kẹo
- 3 hũ muối, gạo, nước
- 3 chén rượu, 3 chén trà và 3 điếu thuốc
- Mâm cơm chay hoặc mâm cơm mặn. Món chay có thể là rau củ xào, canh rau củ chay, đậu hũ, xôi đậu… còn món mặn thường có bộ tam sênh (1 miếng thịt lợn luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc), heo quay, gà luộc, xôi…
2.3 Quy trình thờ cúng tại nhà mới
Bước 1: Chuẩn bị lễ vật và đồ dùng cần thiết
Chuẩn bị mâm lễ thờ cúng như đã nói ở trên và thêm các đồ vật khác như bếp ga, bếp than, chổi mới, chiếu, nệm…
Bước 2: Thực hiện cúng nhập trạch và an vị bát hương
Gia chủ thắp hương, đọc bài khấn xin phép thần linh và báo cáo gia tiên về nhà mới. Đọc bài khấn thần linh trước.
Bước 3: Bước qua bếp lửa
Đốt bếp than, đặt ở cửa ra vào, chủ nhà cầm theo bát hương và bài vị gia tiên và bước qua bếp lửa đầu tiên (chân trái bước trước rồi đến chân phải) sau đó các thành viên trong gia đình lần lượt bước qua bếp, mỗi người sẽ phải cầm theo một đồ vật may mắn nào đó như bếp ga, bếp than, chổi mới, chiếu, nệm, tiền, gạo, muối…
Bước 4: Khai thông sinh khí
Sau khi bước vào nhà mới thì phải mở hết các cửa và bật hết các đèn trong nhà mới để thức tỉnh ngôi nhà mới, khai thông sinh khí.
Bước 5: Bày bàn thờ và mâm cúng
Sắp xếp lại các bàn thờ trong nhà và bày mâm lễ cúng nhà mới ở giữa nhà và theo hướng hợp với tuổi, mệnh của gia chủ.
Bước 6: Thắp hương và đọc văn khấn
Gia chủ thắp hương và đọc văn khấn, các thành viên khác trong gia đình đứng chắp tay nghiêm trang trước mâm cúng.
>>Xem thêm: Văn khấn cúng nhập trạch về nhà mới chuẩn nhất
Bước 7: Bật bếp, nấu nước pha trà
Sau khi khấn vái xong thì bật bếp để nấu nước pha trà, nên để nước sôi 5-7 phút. Việc làm này có ý nghĩa khai hỏa, giúp tạo sinh khí và sức sống cho ngôi nhà mới.
Bước 8: Hóa vàng
Hóa vàng xong thì rưới rượu lên tàn tro. Giữ lại ba hũ đựng nước, muối và gạo để sau này đặt trên bàn thờ ông Táo tượng trưng cho sự đầy đủ và no ấm. Sau khi hoàn thành buổi lễ thì mang đồ vào trong nhà.
Lưu ý, sau khi làm lễ thờ cúng tại nhà mới, gia chủ cần duy trì thắp hương liên tục 100 ngày giúp tụ phúc khí cho căn nhà mới. Hết 100 ngày thì làm lễ tạ an vị.
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Cách tỉa chân nhang bát hương đúng cách
Tỉa chân nhang bát hương là một nghi thức quan trọng trong thờ cúng, giúp...
Ý nghĩa phong thuỷ của thước Lỗ Ban trong văn hóa Á Đông
Thước Lỗ Ban là một dụng cụ đáng chú ý trong ngành xây dựng, trang...
Cách tẩy uế nhà cuối năm đem lại may mắn cho gia chủ
Cuối năm đến gần, ai cũng muốn nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng để đón...
Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ là gì?
Trong gia phả và văn hóa truyền thống Việt Nam, các thuật ngữ như “cao...
Xu hướng thiết kế tủ thờ kết hợp kệ sách, tủ trang trí, tủ đồ…
Trong thời gian gần đây, nhiều gia đình đang có xu hướng lựa chọn những...
10+ mẫu tủ thờ cho phòng thờ phong cách Nhật Bản ấn tượng
Thiết kế phòng thờ phong cách Nhật Bản đang là xu hướng được rất nhiều...
Lắp đặt mẫu đèn chùm 6 tay cho phòng thờ tại Hải Dương DG22
Phòng thờ từ lâu đã là không gian tâm linh quan trọng trong mỗi gia...
Cách chọn tượng và đồ thờ đặt trên bàn thờ
Bàn thờ là nơi linh thiêng trong mỗi gia đình người Việt. Trên bàn thờ,...