Cách thờ cúng ông bà tổ tiên chi tiết nhất

Thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục truyền thống có từ lâu đời nhằm tỏ lòng thành kính và biết ơn của các con cháu đối với ông bà tổ tiên đã khuất. Trong đại đa số các gia đình người Việt thì đều có bàn thờ gia tiên để thờ cúng ông bà tổ tiên. Ngoài việc chuẩn bị, bày biện bàn thờ chuẩn thì cách thờ cúng ông bà tổ tiên thế nào cho đúng là việc được nhiều người quan tâm. Trong bài viết lần này, Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu cách thờ cúng ông bà tổ tiên nhé!

1. Thờ cúng ông bà tổ tiên có ý nghĩa gì?

Việc thờ cúng tổ tiên là việc làm hết sức quan trọng, mang ý nghĩa tâm linh. Đây có thể coi là cầu nối kết nối cõi âm và cõi dương. Thờ cúng tổ tiên bao gồm toàn bộ các nghi thức cúng bái nhằm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tấm lòng thành kính và biết ơn tới tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất. Cách thờ cúng ông bà tổ tiên được thực hiện đúng cách có ý nghĩa quan trọng thể hiện lòng thành kính mong muốn cầu xin bề trên phù hộ độ trì cho con cháu có được sức khỏe dồi dào, cuộc sống hạnh phúc, công việc thuận lợi…

2. Cách thờ cúng ông bà tổ tiên

2.1 Thời gian cúng ông bà tổ tiên

Việc cúng tổ tiên hay cúng gia tiên thường được thực hiện vào những dịp như ngày Sóc (ngày mồng 1), ngày Vọng (Rằm hàng tháng), ngày giỗ, ngày lễ Tết như Tết Nguyên Đán, Tết Hàn thực, tết Trung thu… hoặc bất kỳ lúc nào gia đình có việc quan trọng cần được gia tiên phù hộ như kết hôn, sinh con, làm nhà, thi cử, lập nghiệp, đi xa, có trục trặc về sức khỏe… hay để tạ ơn khi mọi việc thành công.

Cách thờ cúng ông bà tổ tiên chi tiết nhất

2.2 Chuẩn bị bàn thờ thờ cúng ông bà tổ tiên

Sắm bàn thờ tổ tiên đặt tại vị trí trang trọng nhất trong nhà. Một bàn thờ để thờ cúng ông bà tổ tiên sẽ có những đồ thờ, vật phẩm thờ cúng khác nhau tùy theo mỗi gia đình. Tuy nhiên, thường sẽ có những đồ thờ cơ bản như bài vị, di ảnh thờ, bát hương, đĩa quả, bình hoa, đèn thờ, chỗ thắp nến, chèn thờ. Gia đình nào có điều kiện có thể sắm một bộ đài đẩu với 11 món đồ thờ cúng để bày trên bàn thờ cho đầy đủ. Hoặc nếu có phòng thờ riêng có thể treo thêm hoành phi, câu đối cho thêm phần trang trọng.

Lễ vật dâng cúng ông bà tổ tiên thường là đồ chay như hoa tươi, quả (ngày Tết bày mâm ngũ quả), trà, nước, rượu, trầu cau, chè, xôi, phẩm oản, tiền vàng mã… Vào những dịp lễ lớn, hay giỗ hay tùy theo mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị thêm mâm cỗ mặn với gà luộc, thịt quay, bánh chưng, giò…

2.3 Các nghi thức thờ cúng ông bà tổ tiên

– Cúng: Cúng là tổ hợp các hoạt động cần thực hiện trong các ngày giỗ, ngày Tết… tại bàn thờ của mỗi nhà như thắp hương, khấn, vái, lạy. Gia chủ bày lễ vật dâng cúng ông bà tổ tiên như hoa, quả, nước, rượu, mâm cỗ, bát, đũa… lên bàn thờ rồi thắp đèn, đốt nến, thắp hương, khấn, vái, lạy. Việc cúng bái để bày tỏ lòng hiếu thảo, thành kính, biết ơn ông bà tổ tiên và cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ, ban phước lành…

Cách thờ cúng ông bà tổ tiên chi tiết nhất

– Khấn: Khấn là những lời cầu xin, mong cầu gửi tới ông bà tổ tiên được gia chủ nói nhỏ trong khi cúng. Nhiều gia đình khấn dựa theo bài văn khấn trong sách nhưng cũng có gia đình tự khấn theo suy nghĩa, ý nguyện riêng của mình. Trong bài khấn sẽ có các thông tin về ngày tháng năm, tên tuổi, nơi ở, mục đích cúng lễ, cúng cho ai, tên mọi người trong gia đình, lời cầu xin và lời hứa. Sau khi khấn là vái lạy để chào kính cẩn ông bà tổ tiên.

>>Xem thêm: Các loại bàn thờ phổ biến ở Việt Nam

– Vái: Vái là hành động gia chủ đứng chắp 2 tay để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, đầu hơi cúi xuống và khom lưng, sau đó ngẩng lên, đưa tay lên xuống theo nhịp lúc ngẩng lên lúc cúi xuống. Gia chủ có thể vái 2, 3, 4 hoặc 5 vái tùy theo từng trường hợp.

– Lạy: Sau khi vái thì gia chủ sẽ lạy ông bà tổ tiên để bày tỏ lòng tôn kính một cách chân thành. Gia chủ có thể lạy 2, 3, 4 hay 5 lạy tùy từng trường hợp.

Lưu ý: Số lần vái lạy sẽ mang ý nghĩa khác nhau như sau:

+ 2 lạy và 2 vái: Áp dụng trong trường hợp cô dâu, chú rể lạy bố mẹ hoặc khi đi phúng điếu nếu là những người vai vế dưới của người mất như em, con, cháu…

+ 3 lạy và 3 vái: Áp dụng khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng.

+ 4 lạy và 4 vái: Áp dụng để cúng thánh thần hoặc người mất như ông bà, cha mẹ.

+ 5 lạy và 5 vái: Áp dụng khi cúng giỗ tổ Hùng Vương, những người trong ban tế lễ sẽ lạy Vua 5 lạy.

Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *