Đi lễ Phật Đản cần chuẩn bị những gì? Là thắc mắc của rất nhiều quý Phật tử. Như mọi người cũng biết, cứ tháng tư hàng năm là lúc các Phật tử trên khắp thế giới lại hân hoan đón mừng ngày lễ Phật Đản. Vậy ngày lễ Phật Đản là ngày gì, ý nghĩa thế nào, những nghi thức diễn ra trong ngày này và đi lễ Phật Đản cần chuẩn bị những gì? Cùng Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Lễ Phật Đản là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Phật Đản
Theo chữ Hán thì “Phật Đản” nghĩa là ngày sinh của đức Phật, theo tiếng Phạn thì là Vesak. Lễ Phật Đản chính là ngày kỷ niệm Đức Phật sinh ra năm 624 TCN (năm trong lịch La Mã).
Liên Hiệp Quốc công nhận ngày lễ Phật Đản là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới và ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4 âm lịch) là ngày lễ Phật Đản. Tuy nhiên, ngày lễ này được kỷ niệm vào các ngày khác nhau tùy theo từng quốc gia.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông thì ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam tông thì ngày này là ngày Tam hiệp hay tam hợp (nghĩa là vừa là lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, kỷ niệm ngày Phật thành đạo và kỷ niệm Phật nhập Niết bàn).
>>Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phật Đản
2. Những hoạt động diễn ra trong ngày lễ Phật Đản
Trong ngày lễ Phật Đản mừng ngày sinh của Đức Phật, các Phật tử thường tổ chức nhiều nghi thức và hoạt động một cách trang trọng nhưng không quá tốn kém, vẫn chứa đựng sự thành tâm dâng lên Thần Linh và chư Phật. Các hoạt động thường diễn ra trong ngày lễ này gồm có dâng hương, diễu hành trên xe hoa, thả hoa đăng trên sông, trang trí lồng đèn, thuyết giảng đạo Phật… tại các chùa.
Đặc biệt, có một nghi thức quan trọng nhất không thể thiếu đó chính là lễ Tắm Phật. Đây là nghi thức mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp, vừa thể hiện lòng thành kính của Phật tử dâng lên cúng dường nhân ngày sinh của Đức Phật vừa là cơ hội để mọi người con Phật tự soi chiếu tâm hồn mình, tẩy trừ những tham sân si, hướng về những an lạc trong cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhân loại…
3. Đi lễ Phật Đản cần chuẩn bị những gì?
Đi lễ Phật Đản cần chuẩn bị những gì? Để có thể chuẩn bị chu đáo và chỉn chu nhất trước khi dự lễ Phật Đản, gia chủ cần làm tốt những yếu tố sau đây:
3.1 Chọn thời gian đi lễ Phật Đản
Các chùa thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày rằm tháng 4 tức 15/4 âm lịch hoặc 8/4 âm lịch, chương trình đại lễ có sự khác nhau tùy theo sắp xếp của nhà chùa. Dịp đại lễ Phật Đản là lúc mà lượng người đổ về các chùa hành hương rất đông, chính vì thế, các phật tử cần lưu ý về thời gian di chuyển và nắm được lịch trình tổ chức của nhà chùa để tránh việc chậm muộn.
3.2 Chuẩn bị trang phục, tác phong cho phù hợp
Về trang phục, khi đến chùa vào dịp lễ Phật Đản, các Phật tử cần ăn mặc kín đáo, phù hợp với thuần phong mỹ tục (không nên mặc quần, váy ngắn trên đầu gối, áo sát nách hoặc quần áo hở hang, xuyên thấu, màu sắc sặc sỡ hay có họa tiết phản cảm). Phù hợp nhất là mặc đồ lễ hoặc trang phục có màu lam và nâu hoặc áo dài truyền thống.
Khi vào chùa thì cần đi nhẹ, nói khẽ, không đùa giỡn, nói chuyện lớn tiếng… Không để trẻ em quậy phá hay sờ vào các tượng Phật. Giày dép nên để ở ngoài, đặc biệt là khi vào Tam Bảo bái Phật. Không xả rác bừa bãi trong chùa. Thắp hương đúng chỗ, không cắm nhang tùy tiện.
Khi vào chùa nên đi vào từ cửa bên phải (Giả quan) và đi ra ở cửa bên trái (Không quan), không đi cửa giữa. Vì số lượng người vào chùa thời điểm này rất đông nên tránh đi ngang trước mặt những người đang khấn vái và không nên tranh nhau chỗ đứng hay lễ vật trong chùa.
3.3 Chuẩn bị lễ vật dâng cúng trong ngày lễ Phật Đản
Khi đến chùa dâng lễ Phật Đản, các Phật tử không cần phải chuẩn bị mâm cao cỗ đầy mà có thể chuẩn bị mâm cúng lễ đơn giản thôi nhưng thành tâm là được. Lễ vật dâng cúng trong ngày lễ Phật Đản thường gồm:
- Hoa quả tươi (thường là hoa cúc trắng, hoa sen, lan hồ điệp, hoa huệ…)
- 2 nén nhang
- 1 cơi trầu cau được rửa sạch, phơi khô
- 1 chén nước sạch
Ngoài hương nhang, hoa quả, thì có thể có thêm xôi chè, oản… cho thêm phần trang trọng và chỉn chu. Với các gia đình cúng lễ Phật Đản tại nhà thì có thể chuẩn bị mâm cỗ chay dâng cúng.
Đặc biệt, không dâng cúng vàng mã và tiền âm phủ và cũng không nên đặt tiền trực tiếp ở mâm cúng mà nên bỏ vào hòm công đức mà chùa đã chuẩn bị.
Nếu quý Phật tử cần tìm mua bàn thờ Phật tại gia có thể liên hệ ngay tới Vietnamarch để được tư vấn cụ thể.
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu nghi lễ cúng giỗ đầu
Nghi lễ cúng giỗ đầu là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm...
Cách lập bàn thờ ngoài trời (bàn thờ Thiên)
Phong tục thờ cúng ông Thiên là một phong tục truyền thống, có từ lâu...
Cách thờ cúng tại nhà mới
Sau khi chuyển về một căn nhà mới hay một nơi ở mới, các gia...
Cách cúng và thờ cúng các vị thần linh
Trong quan niệm của người Việt, thờ cúng là một việc vô cùng quan trọng....
Lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay tại chung cư Sunshine Garden DG22
Dự án lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay DG22 tại chung cư...
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite là...
Cách đặt ông Thần Tiền đúng
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ông Thần Tiền được coi là biểu...
Cách thờ cúng ông bà tổ tiên trong dịp Tết
Thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục truyền thống nhằm tỏ lòng...