Ý nghĩa của lễ vật cúng trên bàn thờ

Bàn thờ là một sản phẩm tâm linh vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong các gia đình người Việt. Vào những dịp lễ, giỗ chạp hoặc có việc gì quan trọng thì bàn thờ sẽ được gia chủ bày biện thêm nhiều lễ vật để dâng cúng với mục đích khác nhau. Không phải ai cũng biết những lễ vật đó là gì và ý nghĩa của lễ vật cúng trên bàn thờ là như thế nào. Vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi mời các bạn cùng tìm câu trả lời nhé!

1. Ý nghĩa của lễ vật cúng trên bàn thờ

Tùy vào việc cúng lễ với mục đích gì mà gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cúng với các lễ vật sao cho phù hợp. Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của các lễ vật cúng trên bàn thờ dưới đây. Nó sẽ bao gồm những lễ vật chung mà hầu hết các lễ cúng đều có trên bàn thờ và những lễ vật riêng dựa theo đối tượng, mục đích thờ cúng khác nhau.

  • Hương là lễ vật cơ bản không thể thiếu trong bất kỳ một lễ cúng nào, hương tượng trưng cho sợi dây kết nối giữa cõi âm và cõi dương, giữa con người và thần linh, tổ tiên, những người đã khuất… Thắp hương là cách để truyền lời cầu khấn của người sống đến các vị thần hay những người đã khuất.
  • Đèn trên bàn thờ tượng trưng cho sự soi sáng, mang đến điều lành.
  • Hoa tươi tượng trưng cho sự tươi mới, đem đến cho không gian thờ tự sự mát mẻ, thanh tịnh. Tùy vào lễ cúng mà lựa chọn loại hoa cho phù hợp. Ví dụ một số loài hoa cúng phổ biến: Hoa cúc vàng (mang ý nghĩa về lòng hiếu thảo, sự trường tồn vĩnh cửu, mang lại phúc lộc và may mắn), hoa đồng tiền (mang đến nhiều tài lộc, thành công, may mắn, hạnh phúc), hoa cát tường (có sức sống mạnh mẽ, vượt qua chống gai đốn nhận nhiều tài lộc và may mắn)…
  • Trầu cau là lễ vật trên bàn thờ cúng tượng trưng cho sự gắn kết, gửi tới ước nguyện của gia chủ, cầu mong công việc lẫn cuộc sống bình an, thuận lợi. Nếu sử dụng cho lễ cúng khai trương thì nó là cách báo cáo với các vị thần về ngày công ty hoặc cửa hàng bắt đầu hoạt động. Trầu cau trong mâm cúng đầy tháng em bé thì lại có ý nghĩa cầu sức khỏe, bình an cho mẹ và bé, mong em bé dễ chăm dễ nuôi…
  • Vàng mã là lễ vật không thể thiếu để dâng cúng trên bàn thờ. Vàng mã thường gồm tiền, nhà cửa, xe, quần áo… bằng giấy sau khi lễ sẽ đốt như một cách gửi đến các vị thần linh, tổ tiên, đồng thời cũng cầu mong thần linh phù hộ những điều tốt đẹp nhất. Nếu cúng ông Táo thì lễ vật có thêm một hoặc ba bộ mũ, áo, hia hài Táo Quân và một số vàng thoi. Cúng đầy tháng thì có thêm bộ hài xanh và bộ đồ thế em bé có ghi thông tin của bé để đót giải hạn cầu bình an, khỏe mạnh, thoát khỏi những tai ương, thành công sau này…
Lễ vật dâng cúng ông Công ông Táo
Lễ vật dâng cúng ông Công ông Táo
  • Cá chép: Đặc biệt, trong lễ cúng Táo Quân, lễ vật không thể thiếu đó là cá chép còn sống đặt trong chậu nước nhỏ hoặc bát nước nhỏ, lễ vật này có ý nghĩa cá chép biến thành rồng đưa Táo quân về chầu trời. Sau khi cúng, cá chép này sẽ được phóng sinh.
  • Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại quả khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành hoặc ngũ phúc với ý nghĩa cầu mong sự đủ đầy, sung túc, may mắn, giàu có, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên…
  • Nước, muối, gạo: Là 3 thực phẩm gắn liền với đời sống con người, dâng cúng 3 lễ vật này có ý nghĩa mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc.
  • Rượu, trà: 2 loại lễ vật này dùng để cúng thần linh, tượng trưng cho sự thành kính, cầu mong cho thiên thời, địa lợi, nhân hòa…
  • Bánh kẹo cúng có ý nghĩa đưa tiễn vong hồn và cầu mong may mắn, hạnh phúc, tài lộc và thành công. Trên bàn thờ cúng tổ tiên dịp Tết còn có thể dâng cúng thêm hộp mứt Tết.
  • Cháo trắng: Là lễ vật thường thấy trong các lễ cúng cô hồn, cúng khai trương, cúng động thổ hay cúng thôi nôi với ý nghĩa cầu siêu thoát cho các cô hồn, cầu mong cho mọi việc suôn sẻ, có được cuộc sống sung túc, cơm no áo ấm.
  • Bộ tam sên là lễ vật dâng cúng trong nhiều lễ cúng như cúng Thần Tài, Thổ Địa, cúng khai trương… Bộ tam sen tượng trưng cho trời, đất và nước với ý nghĩa cầu mong bình an, sức khỏe, tài lộc, may mắn, thuận lợi… Bộ tam sên gồm có thịt luộc, tôm hoặc cua luộc, trứng gà hoặc trứng vịt luộc.
Lễ vật cúng trên bàn thờ Thần Tài
Lễ vật cúng trên bàn thờ Thần Tài
  • Cá lóc nướng: Ở miền Nam, mọi người thường cúng thêm cả con cá lóc nướng trong ngày cúng Thần Tài để cầu may mắn, tài lộc.
  • Gà luộc: Là lễ vật thường thấy trên bàn thờ cúng gia tiên dịp Tết hoặc cúng Thần Tài với ý nghĩa cầu gì được nấy, cầu mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no…
  • Heo quay: Lễ vật dâng cúng này có ý nghĩa thể hiện lòng thành kính cho bề trên, cầu mong bình an, thuận lợi, may mắn, phát tài, phát lộc, giàu có, sinh sôi nảy nở, no đủ, thịnh vượng, phát triển, bền vững…
  • Xôi chè: Cúng xôi và chè trên bàn thờ để thể hiện lòng thành kính và cầu mong may mắn, bình an, thành công, suôn sẻ.
  • Xôi gấc: Thường dâng cúng trên bàn thờ dịp Tết với ý nghĩa cầu mong sự may mắn, viên mãn.
  • Bánh chưng, bánh tét: Là lễ vật cúng trên bàn thờ dịp Tết để bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn trời đất đã cho một năm mưa thuận gió hòa, đồng thời tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

>>Xem thêm: Cách thờ cúng ông bà tổ tiên chi tiết nhất

2. Mua bàn thờ đẹp, chất lượng ở đâu?

Vietnamarch là địa chỉ uy tín và đáng tin cậy chuyên cung cấp các sản phẩm nội thất phòng thờ như các loại bàn thờ, tủ thờ, tranh thờ, đèn thờ…

Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch – 0904.202.880

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *