Cúng rằm tháng giêng (hay cúng tết Nguyên tiêu, tết Thượng nguyên) là ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam ta. Nhưng không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng giêng.
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng giêng
1.1. Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng giêng
Lễ cúng rằm tháng giêng là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và cải cách theo Phật giáo. “Nguyên” có nghĩa là thứ nhất, “tiêu” có nghĩa là buổi đêm. Cho nên “nguyên tiêu” có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Rằm tháng giêng được gọi là Tết Thượng Nguyên bởi vì còn có Tết Trung Nguyên (là rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (vào rằm tháng Mười).
1.2. Nguồn gốc của lễ cúng rằm tháng giêng
Về nguồn gốc của lễ rằm tháng giêng thì trong dân gian có nhiều cách giải thích.
Có quan điểm cho rằng tết Nguyên Tiêu có thể bắt nguồn từ việc đồng áng của người nông dân. Khi xưa, xã hội chủ yếu là nền nông nghiệp lúa nước. Thời điểm sau ngày rằm tháng giêng hàng năm thì việc cày bừa cho vụ chiêm sẽ bắt đầu. Trước khi xuống đồng, người nông dân làm lễ cúng để tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hoà, vụ mùa bội thu.
Quan điểm thứ 2 lại dựa vào sự tích lễ cúng rằm tháng giêng. Truyện kể rằng: Ngày xưa có 1 con thiên nga ở trên thiên đình bay xuống hạ giới và bị thợ săn bắn hạ. Ngọc Hoàng nghe tin vô cùng tức giận, đã hạ lệnh cho 1 đội thiên binh xuống phóng hoả, thiêu rụi trần gian vào ngày rằm tháng Giêng. Trong số các vị quan trên thiên đình, có 1 vị thần không đồng ý với cách làm của Ngọc Hoàng nên đã xuống hạ giới để giúp con người thoát khỏi kiếp nạn này.
Nghe theo lời chỉ bảo của vị thần, vào ngày rằm tháng Giêng, nhà nào cũng phải treo đèn lồng màu đỏ ở trước cửa để Ngọc Hoàng tưởng rằng lệnh phóng hoả đã được thực thi. Nhờ vậy mà dân chúng ở trần gian đã thoát được kiếp nạn. Kể từ đó trở đi, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, người dân lại treo đèn lồng trước cửa như 1 cách trả ơn vị thần nọ.
Có nhiều người lại tin rằng đêm rằm tháng riêng là lúc Đức Phật giáng lâm nên họ thường đi chùa cầu may hoặc làm lễ dâng sao giải hạn. Ngày này còn được gọi là “ngày vía Phật Tổ” nên phần lớn các hoạt động cúng lễ đều được tổ chức tại chùa. Vào ngày này, người dân thường đi lễ chùa và làm mâm cỗ cúng gia tiên để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình.
2. Cúng rằm tháng giêng năm 2023 vào ngày giờ nào tốt?
Theo phong tục từ xa xưa, việc cúng rằm tháng giêng năm Quý Mão 2023 nên được làm vào ngày chính rằm (15 âm lịch) là tốt nhất. Đây là ngày trăng tròn nhất và sáng nhất.
Nếu bạn không có điều kiện làm lễ cúng rằm tháng giêng vào đúng ngày 15 thì có thể cúng sớm từ ngày 14, chứ không được cúng sau. Ngày 14 là ngày Lập Xuân, cũng là ngày hoàng đạo. Thời gian làm lễ cúng có thể từ sáng sớm ngày 14 tháng giêng âm lịch đến trước 19 giờ ngày 15 tháng giêng âm lịch.
Trong ngày 14 tháng giêng có các khung giờ tốt là: Bính Thìn (từ 7 giờ đến 9 giờ), Mậu Ngọ (từ 11 giờ tới13 giờ), Kỷ Mùi (từ 13 giờ tới 15 giờ), Nhâm Tuất (từ 19 giờ tới 21 giờ).
Trong ngày 15 tháng giêng có các khung giờ tốt gồm: Đinh Mão (từ 5 giờ tới 7 giờ), Canh Ngọ (từ 11giờ tới 13 giờ), Nhâm Thân (từ 15 giờ tới 17 giờ), Quý Dậu (từ 17 giờ tới 19 giờ).
Ngày rằm tháng giêng năm 2023 nhằm vào ngày Chủ Nhật 05/02 dương lịch. Vì ngày rằm vào đúng ngày nghỉ cuối tuần cho nên nhiều gia đình có thời gian rảnh để chuẩn bị lễ cúng và mâm cỗ chu đáo hơn.
Bạn lưu ý không nên thực hiện cúng rằm sớm vào ngày 13/01 âm lịch vì đây là ngày xấu, không phù hợp với việc cúng lễ.
3. Cách dọn dẹp bàn thờ làm lễ cúng rằm tháng giêng
Thường thì các gia đình đều đã bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang vào ngày cúng ông Công ông Táo trước đó. Nhưng đến ngày rằm tháng giêng, bạn vẫn nên lau dọn bàn thờ 1 lần nữa trước khi làm lễ cúng.
Trước khi lau dọn, bạn thắp 1 nén hương và khấn xin phép tổ tiên cho lau dọn bát hương để chuẩn bị cúng rằm. Khi lau dọn bàn thờ, bạn lưu ý không được làm xê dịch bát hương. Mọi động tác phải được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ để tránh làm đổ vỡ đồ thờ.
Khi thắp hương, bạn dùng số que hương là số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Bạn chỉ nên thắp 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.
Lúc làm lễ, bạn nên ăn mặc chỉnh tề. Không mặc quần đùi, áo cộc, ăn mặc luộm thuộm. Khi khấn vái, bạn phải thật thành tâm, thể hiện lòng thành kính với các vị thần phật và tổ tiên.
4. Mâm lễ cúng ngày rằm tháng giêng
Trong ngày lễ này, các gia đình có thể cúng mâm cơm chay hoặc lễ mặn. Tuỳ vào phong tục tập quán vùng miền và điều kiện kinh tế của từng gia đình mà mâm cỗ cúng rằm tháng giêng của mỗi nhà có thể có những món đồ cúng khác nhau. Mâm cỗ cúng to hay nhỏ không phải là điều quan trọng, bởi đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên, cầu mong 1 năm an lành, may mắn.
Tuỳ theo tín ngưỡng, có nhà cúng Phật, có nhà cúng Thổ Công, có nhà cúng Thần Tài, nhưng không thể thiếu mâm cỗ cúng gia tiên. Ngoài việc lên chùa làm lễ cúng, người dân nước ta cũng rất coi trọng mâm cỗ cúng rằm tại nhà. Các gia đình thường chuẩn bị 2 mâm lễ: 1 mâm cỗ chay cúng Phật, 1 mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào giờ Ngọ.
Nhiều người vẫn quan niệm rằng: nên tránh sát sinh vào ngày rằm tháng giêng. Vì vậy họ ăn chay vào ngày rằm tháng riêng để cầu may và giải hạn cho cả năm. Việc ăn chay cũng giúp bạn lấy lại cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ chay thường có các món tượng trưng cho Ngũ hành: màu đỏ tượng trưng cho hành Hoả, màu xanh của hành Mộc, màu đen tượng trưng cho hành Thổ, màu trắng của hành Thuỷ, màu vàng của hành Kim.
Cỗ chay thường có hoa quả, chè, xôi, các món đậu, món xào. Ngày nay, nhiều người còn chuẩn bị thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc ngập tràn.
Với những gia đình không theo đạo Phật thì mâm cỗ cúng gia tiên thường là cỗ mặn, giống với mâm cỗ trong ngày tết. Tuy nhiên, các món ăn trên mâm cỗ cúng có sự khác nhau, tuỳ thuộc vào từng vùng miền.
Mâm cỗ mặn của người miền Bắc thường có 4 bát 6 đĩa. 4 bát bao gồm bát canh chân giò hầm măng khô, bát canh bóng bì thả, bát miến nấu, bát canh mọc. 6 đĩa bao gồm đĩa thịt gà, thịt lợn, đĩa giò hoặc chả, đĩa nem rán, đĩa xôi gấc, đĩa bánh chưng và bát nước chấm. Tổng cộng là tròn 10 món.
Người miền Trung thường cúng thịt lợn, giò chả, giá muối chua. Còn mâm cỗ cúng rằm của người miền Nam lại có canh khổ qua, chả giò (nem), thịt kho tàu, gỏi tôm thịt.
Những món ăn trong mâm cỗ cúng rằm thể hiện ước mong của người Việt. Trong đó, gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ, giúp mang đến sự may mắn trong năm mới cho gia chủ.
Trong mâm cỗ còn có cơm tẻ – là món lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có đủ nếp đủ tẻ, có âm có dương thể hiện sự sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho vũ trụ và trời đất.
Mâm cơm cúng rằm tháng giêng cũng có đủ các vị: vị mặn của nước mắm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh. Tất cả tạo nên mâm cỗ tròn vị, cầu mong sự no đủ, an lành trong năm mới.
Dù là cỗ chay hay cỗ mặn, ngày rằm tháng riêng cũng là ngày lễ trọng đại đối với người Việt. Đây là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn với ông bà tổ tiên cùng với ước mong năm mới nhiều may mắn.
Ngoài mâm cỗ chính, người ta còn chuẩn bị các món đồ lễ như hương, hoa tươi, vàng mã, đèn (nến), trầu cau, rượu. Hoa để dâng lên ban thờ gia tiên thường là hoa cúc vàng, hoa cúc vạn thọ, hoa huệ trắng.
Các đồ để đựng cỗ cúng như bát, đĩa, thìa phải sử dụng đồ mới, riêng biệt. Không được dùng chung với các vật dụng thường dùng hàng ngày trong gia đình, bởi đồ thờ cúng phải sạch sẽ, không lẫn uế tạp.
5. Những việc cần kiêng kỵ trong ngày rằm tháng giêng
Người xưa nói:”Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Ngày rằm là thời điểm âm khí nặng nề, ma quỷ tranh thủ quấy nhiễu dương gian. Cho nên mọi người cần cẩn trọng trong mọi sinh hoạt hàng ngày để giữ cho gia đình mình được bình an và may mắn cả năm. Bởi cẩn thận không bao giờ là thừa.
5.1. Kiêng tiếng khóc
Theo quan niệm dân gian, tiếng khóc và đặc biệt là tiếng trẻ con khóc sẽ khiến gia đình gặp phải nhiều điều không may. Nếu trẻ con khóc sẽ gây chú ý của người âm và ma quỷ. Chúng sẽ quấy nhiễu và đeo bám đứa trẻ suốt đời.
5.2. Kiêng đi đêm, chơi trốn tìm, chải tóc soi gương
Ngày rằm là ngày trăng tròn, cũng là ngày có âm khí mạnh nhất. Vì vậy, bạn không nên đi ra ngoài sau 10 giờ đêm kẻo gặp nguy hiểm. Không nên chơi trốn tìm hoặc gọi tên nhau trong đêm kẻo bị ma giấu hoặc bắt đi.
Kiêng chải tóc, soi gương giữa đêm khuya bởi đó là thời điểm giao thoa giữa âm và dương. Nếu làm rụng tóc khi chải, người đó sẽ bị tổn hại dương khí, tạo điều kiện cho cô hồn xâm nhập quấy phá.
5.3. Kiêng làm đổ vỡ đồ đạc, làm mất tài sản
Bạn nên hạn chế mang nhiều tiền bạc, đồ vật có giá trị khi đi ra ngoài đường trong ngày rằm. Bởi nếu chẳng may làm mất tiền bạc, làm đổ vỡ đồ đạc vào ngày này sẽ khiến vận mệnh của bạn bị ảnh hưởng lớn, dễ gặp chuyện xui xẻo.
5.4. Kiêng để thùng gạo của gia đình bị cạn
Gạo đầy thùng, tiền đầy túi là biểu hiện của gia đình sung túc, ấm no. Bạn không nên để thùng gạo cạn trơ đáy vì điều đó thể hiện sự đói kém.
5.5. Kiêng nói tục chửi bậy, mâu thuẫn cãi vã
Các thành viên trong gia đình nên cẩn trọng trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày. “Hoạ từ miệng mà ra”. Không nên nói tới những chuyện xui xẻo, không nói tục chửi bậy, mâu thuẫn cãi vã để tránh gặp phải những chuyện không may và những điều thị phi trong thời gian còn lại của cả năm.
5.6. Kiêng sát sinh, không đi câu cá
Người ta quan niệm nếu đi câu cá hoặc sát sinh trong ngày rằm sẽ bị suy giảm tài vận, gặp tai nạn, bệnh tật. Trong ngày này, mọi người thường kiêng ăn các loại thịt động vật như chó, mèo, vịt, gà, cá.
5.7. Kiêng mặc đồ đen, đồ trắng, kiêng trang trí nến
Kiêng mặc đồ màu đen và đồ màu trắng vì 2 màu này gợi nên sự tang tóc, chết chóc. Người mặc đồ đen hoặc đồ trắng vào ngày rằm thì làm việc gì cũng khó thành công. Thay vào đó, bạn nên mặc đồ có màu sắc sặc sỡ như đỏ, xanh, vàng, hồng… để tạo sự may mắn và phấn khởi cho cả năm.
Tương tự, việc dùng nến để trang trí bàn thờ ngày rằm cũng không hề tốt lành, vì nó tượng trưng cho đám tang và cái chết, mang đến sự xui xẻo.
5.8. Kiêng mặc quần áo rách
Việc mặc quần áo rách cũng giống như việc để thùng gạo hết hoặc làm vỡ đồ đạc, sẽ khiến bạn bị vận xui đeo bám trong cả năm. Bởi quần áo rách cũng thể hiện sự nghèo khó, vất vả, kém may mắn, giống như câu nói “Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”.
5.9. Kiêng mượn tiền, vay tiền, trả tiền
Cho người khác mượn tiền hoặc trả tiền nợ người khác trong ngày rằm tức là bạn đang cho đi tài lộc của chính mình, làm tổn hao tới tài vận của bạn, khiến công việc làm ăn gặp khó khăn.
5.10. Kiêng đến những nơi có âm khí nặng nề
Vào ngày rằm, bạn nên kiêng đến những nơi có âm khí nặng như mồ mả, nghĩa trang (nghĩa địa, bãi tha ma), nơi hoang vu hoặc bệnh viện. Những nơi này thường ngày đã có âm khí nặng, vào những ngày rằm thì âm khí càng mạnh. Những người yếu bóng vía, trẻ nhỏ, người sức khoẻ kém thì tuyệt đối không nên đặt chân đến những nơi này để tránh bị tổn hao dương khí, ảnh hưởng tới sức khoẻ.
6. Mua bàn thờ tốt giá rẻ ở đâu?
Quý khách cần mua các loại bàn thờ truyền thống, bàn thờ gia tiên để làm lễ cúng rằm tháng giêng thì hãy liên hệ ngay với Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch qua số điện thoại hotline: 0904.202.880 hoặc 0911.727.997. Chúng tôi có xưởng sản xuất bàn thờ chuyên nghiệp nên có thể cung ứng đầy đủ các loại bàn thờ với mẫu mã và chất liệu khác nhau, đáp ứng được mọi nhu cầu của quý khách. Quý khách có thể ghé thăm mua hàng trực tiếp tại showroom của công ty chúng tôi ở địa chỉ 61 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu nghi lễ cúng giỗ đầu
Nghi lễ cúng giỗ đầu là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm...
Cách lập bàn thờ ngoài trời (bàn thờ Thiên)
Phong tục thờ cúng ông Thiên là một phong tục truyền thống, có từ lâu...
Cách thờ cúng tại nhà mới
Sau khi chuyển về một căn nhà mới hay một nơi ở mới, các gia...
Cách cúng và thờ cúng các vị thần linh
Trong quan niệm của người Việt, thờ cúng là một việc vô cùng quan trọng....
Lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay tại chung cư Sunshine Garden DG22
Dự án lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay DG22 tại chung cư...
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite là...
Cách đặt ông Thần Tiền đúng
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ông Thần Tiền được coi là biểu...
Cách thờ cúng ông bà tổ tiên trong dịp Tết
Thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục truyền thống nhằm tỏ lòng...