Cúng Tết Trung thu là một trong những lễ cúng có từ lâu đời của người Việt. Ngày rằm tháng 8 chính là Tết Trung thu, vì thế cúng Tết Trung thu còn được gọi là cúng rằm tháng 8. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia phòng thờ Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết về lễ cúng Tết Trung Thu nhé!
1. Ý nghĩa của lễ cúng Tết Trung Thu
Tết Trung thu còn gọi là Tết thiếu nhi, Tết trẻ con, Tết đoàn viên… thường diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám (15 – 8 âm lịch) hàng năm. Lễ cúng Tết Trung thu có ý nghĩa tinh thần sâu sắc và tốt đẹp, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên, là dịp để mọi thành viên trong gia đình quây quần, sum họp, gắn kết tình cảm gia đình và cũng là dịp để cầu nguyện cho một cuộc sống đầy đủ, an lành, may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng, mùa màng tốt tươi…
2. Thời gian và vị trí cúng Tết Trung Thu
Tết Trung thu là ngày 15 – 8 âm lịch hàng năm, thông thường các gia đình sẽ tổ chức lễ cúng Tết Trung thu vào đúng ngày này. Tuy nhiên, nếu không thể cúng vào ngày này thì có thể cúng sớm hơn một ngày vào ngày 14-8 âm lịch cũng được.
Về thời gian cúng, nếu cúng vào buổi sáng ngày 15 âm thì nên cúng trước 10 giờ, 9 – 10 giờ là đẹp nhất, còn nếu cúng vào buổi chiều ngày 14 hoặc 15 âm thì phải hoàn thành lễ cúng trước 7 giờ.
Vị trí làm lễ cúng Tết Trung Thu là ngay tại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần linh của mỗi gia đình, gia chủ chuẩn bị mâm cỗ và lễ vật cúng đặt dưới bàn thờ và làm lễ.
3. Chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Trung thu
Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Trung thu dù không cần phải cầu kì như mâm cúng rằm tháng Giêng hay Rằm tháng 7 nhưng vẫn phải cẩn thận, tươm tất và thành tâm. Tùy từng địa phương và từng gia đình mà mâm cỗ cúng Tết Trung thu có sự khác biệt tuy nhiên vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị 1 mâm cúng gia tiên Rằm tháng 8 và 1 mâm cỗ trông trăng (thưởng nguyệt).
3.1 Mâm cỗ cúng gia tiên
Mâm cỗ cúng gia tiên dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng. Mâm cỗ cúng gia tiên trong Tết Trung thu thường gồm có bánh trung thu (bánh nướng, bánh dẻo), các loại quả, hoa tươi, gà luộc, xôi, giò/chả, thịt ba chỉ luộc, nem, canh miến mọc, thịt bò xào, tôm hấp sả… Ngoài ra còn có hương, đèn, nến, gạo muối, có thể dâng thêm cả bánh cốm hoặc xôi cốm.
3.2 Mâm cỗ trông trăng (mâm cỗ thưởng nguyệt)
Mâm cỗ trông trăng thường gồm những món ăn và các đồ vật như sau:
- Bánh trung thu: Là loại bánh bắt buộc phải có, bao gồm bánh nướng và bánh dẻo. Trước kia, 2 loại bánh này chỉ có nhân thập cẩm, hình vuông và hoa văn đơn giản nhưng ngày nay thì bánh trung thu được sản xuất với hương vị đa dạng như bánh nhân đậu xanh, hạt sen, trứng muối, khoai môn… và có nhiều hình dáng, kích thước, màu sắc phong phú, đẹp mắt.
- Các loại quả: Mâm ngũ quả gồm cả quả xanh và quả chín thể hiện sự cân bằng, hài hòa âm dương, trời đất. Một số loại quả mang ý nghĩa may mắn, tốt đẹp như chuối, bưởi, hồng, na, quýt, lựu, dưa hấu, lê, táo… Có những gia đình còn cầu kỳ tỉa, tạo hình các loại quả thành các con vật dễ thương như chó, thỏ, cá, nhím…
- Thức uống: Bộ ấm chén với trà sen, trà nhài hoặc trà mạn, với trẻ em thì có thể có thêm nước ngọt.
- Các loại đèn và đồ chơi Trung thu truyền thống: Đèn ông sao, đèn cù, đèn con thỏ, đèn kéo quân, mặt nạ bồi, đầu lân, tò he…
Nhiều gia đình thường kết hợp mâm cúng gia tiên Rằm tháng 8 và mâm cỗ trông trăng vào làm một, sau khi lễ xong thì xin hạ phần mâm cúng mặn xuống để thụ lễ còn mâm cỗ trông trăng vẫn bày biện ở đó, sau khi trăng lên cao thì sẽ tiến hành “phá cỗ”.
>>Xem thêm: Bài văn khấn Thần Tài rằm tháng 8 chuẩn nhất 2024
Trên đây là một số thông tin về lễ cúng Tết Trung Thu, hi vọng các bạn đã phần nào hiểu thêm về một lễ cúng thú vị của người Việt. Nếu bạn cần những mẫu bàn thờ đẹp, chất lượng cao, giá thành hợp lý để làm lễ cúng Tết Trung thu, hãy liên hệ với Vietnamarch để chúng tư vấn cho bạn sớm nhất nhé!
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Lễ cúng Tết Trung Thu – Những điều cần biết
Cúng Tết Trung thu là một trong những lễ cúng có từ lâu đời của...
Những điều cần biết về lễ cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo là một trong những lễ cúng quan trọng trong...
Cách chọn và bài trí lư hương
Bát hương thì hẳn là nhiều người cũng đã biết rồi nhưng lư hương là...
Cách lập bàn thờ trong chung cư
Việc thờ cúng tại Việt Nam diễn ra rất phổ biến, không chỉ nhà đất...
Những điều cần biết về lễ cúng giỗ tổ tiên hàng năm
Lễ cúng giỗ tổ tiên hàng năm là một nghi lễ quan trọng của mỗi...
Cách bày trí bàn thờ trời đất
Chắc hẳn nhiều người đã biết tới bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài...
Chi tiết cách cúng Thần Tài – Ông Địa mà các bạn cần biết
Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa là một phong tục truyền thống có từ...
Hoàn thành lắp đặt bàn thờ treo tường chữ Phúc tại Feliz Homes Hoàng Mai
Chúng tôi vừa hoàn thành lắp đặt bàn thờ treo tường chữ Phúc tại Feliz...