Những điều cần biết về lễ cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo là một trong những lễ cúng quan trọng trong năm của người Việt. Trong bài viết lần này, mời các bạn cùng tìm hiểu một cách chi tiết về lễ cúng này bao gồm nguồn gốc, ý nghĩa, thời gian, cách chuẩn bị mâm lễ cúng, bài văn khấn và nghi lễ cúng nhé!

1. Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ cúng ông Công ông Táo

Thờ cúng ông Công ông Táo là một phong tục có từ rất lâu trong đời sống tín ngưỡng của người Việt. Ông Công là vị thần cai quản đất đai, ông Táo hay còn gọi là Táo quân là vị thần chuyên cai quản việc bếp núc của mỗi gia đình. Tại Việt Nam, có rất nhiều truyền thuyết về Táo quân khác nhau nhưng chủ yếu người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông – một bà bao gồm thần Đất, thần Nhà và thần Bếp.

Theo quan niệm của người Việt, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm ông Táo sẽ cưới cá chép bay về trời và bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc lớn nhỏ, tốt xấu xảy ra trong gia đình gia chủ để Ngọc Hoàng định đoạt công, tội.

Việc cúng Ông Công Ông Táo có ý nghĩa quan trọng, đưa tiễn ông Táo về chầu trời, mong các vị thần thưa với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp, phù hộ cho gia đình một năm mới nhiều bình yên, phúc đức, may mắn, ấm no…, và cũng mong các vị thần báo cáo giảm nhẹ đi những điều không may mắn hoặc không tốt của gia chủ.

2. Thời gian làm lễ cúng ông Công ông Táo đẹp

Các gia đình có nhiều lựa chọn về thời gian cúng ông Công ông Táo, có thể cúng trước ngày 23 tháng Chạp 1 ngày hoặc 1 tuần nhưng cần chú ý không được cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Thời gian đẹp nhất là từ ngày 20 đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

Lễ cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo

3. Nơi cúng ông Công, ông Táo

Ông Công là vị thần đất, thường được thờ cúng trên bàn thờ thần linh, gia tiên của mỗi gia đình. Ông Táo là vị thần bếp nên thường được cúng ở bàn thờ Táo quân trong căn bếp của gia đình.

Nếu gia đình nào không có điều kiện có bàn thờ Táo quân riêng trong bếp thì có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng đặt dưới bếp và một mâm thắp hương chung với bàn thờ thần linh, gia tiên. Hoặc gia chủ cũng có thể chỉ chuẩn bị 1 mâm cúng ở ban thờ chính, thờ Thần linh cùng với ông Táo.

4. Chuẩn bị lễ vật, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo

4.1 Lễ vật cúng ông Công, ông Táo

Lễ vật cúng ông Công ông Táo gồm bộ mũ ông Công ông Táo với ba chiếc mũ, áo và hia, tiền vàng bằng giấy. Ở miền Bắc, nhiều gia đình dâng cúng cá chép còn sống để trong chậu nhỏ, cá chép được coi như một phương tiện đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh sau khi cúng xong.

Ở miền Trung, lễ vật dâng cúng là 1 con ngựa với yên, cương đầy đủ bằng giấy. Còn ở miền Nam thì lễ vật rất đơn giản, chỉ có mũ, áo và đôi hia bằng giấy mà thôi.

4.2 Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo

Ngoài những lễ vật quan trọng như trên thì tùy từng địa phương và hoàn cảnh mà các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ mặn hoặc chay để tiễn Táo quân.

Mâm cỗ mặn thường gồm có các món như 1 con gà luộc, 1 đĩa giò lụa hoặc chả quế, 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 bát canh mọc hoặc canh măng.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo

Nếu cúng chay thì sẽ không có các món mặn như trên mà chỉ có trầu cau, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 3 chén rượu, bánh kẹo… Ngoài ra còn có hoa tươi, trái cây tươi, hương, đèn dầu hoặc nến…

Không cúng ông Công, ông Táo với các món như thịt chó, thịt trâu, vịt, ngan, cá mè…

5. Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo

Mời các bạn tham khảo một số vài văn khấn trong lễ cúng ông Công ông Táo.

>>Xem thêm: Tổng hợp 4 bài văn khấn cúng ông Công ông Táo

6. Nghi lễ cúng ông Công, ông Táo

Sau khi bày biện lễ vật và mâm cúng lên bàn thờ xong, gia chủ thắp hương và đọc bài văn khấn cúng ông Công ông Táo. Sau khi lễ xong, gia chủ đợi hương tàn, thắp thêm một tuần hương nữa rồi lễ tạ, hóa vàng mã, thả cá chép và hạ lễ.

Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *