Thờ cúng là một hoạt động mang tính tâm linh để tôn thờ, thể hiện lòng kính trọng đối với một đối tượng hay một vị thần, thánh… đồng thời qua đó cũng mong cầu các vị phù hộ cho nhiều điều tốt lành. Tại Việt Nam, việc thờ cúng diễn ra phổ biến, người Việt thờ đa dạng đối tượng như tổ tiên, Phật, thần linh, các vị thánh, những anh hùng có công… Trong bài viết lần này, chuyên gia phòng thờ Vietnamarch mời các bạn cùng khám phá nghi thức thờ cúng truyền thống của người Việt nhé!
1. Người Việt thờ cúng những ai?
Như đã nói ở trên thì tín ngưỡng thờ cúng của người Việt khá đa dạng. Trong số các tín ngưỡng thờ cúng của người Việt thì thờ cúng tổ tiên là phổ biến hơn cả.
Thờ cúng tổ tiên hay thờ cúng gia tiên là một phong tục truyền thống có tính thiêng liêng sâu sắc, có từ lâu đời, cũng là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt nói riêng và của nhiều dân tộc châu Á nói chung.
Theo quan niệm tâm linh nguyên thủy của người Việt, con người tồn tại bao gồm phần hồn và phần xác. Khi chết đi, hồn lìa khỏi xác và tồn tại trong cõi âm. Người Việt tin rằng mọi vật đều có linh hồn, linh hồn là bất diệt và luôn tồn tại để che chở, giúp đỡ cho người dương.
Việc thờ cúng tổ tiên là cách thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, những người đã khuất và niềm tin vào sự kết nối mật thiết, vững chắc giữa cõi âm và cõi dương, giữa người sống và người đã khuất trong cùng gia đình. Bên cạnh đó, thờ cúng tổ tiên cũng là cách cầu mong, khấn nguyện tổ tiên chứng giám, che chở và phù hộ cho con cháu.
Nghi thức thờ cúng tổ tiên sẽ được thực hiện bởi con cháu, những người còn sống trong gia đình. Việc thờ cúng tổ tiên có thể diễn ra tại nhà thờ họ hoặc tại mỗi gia đình (các gia đình nhỏ thường sẽ có một bàn thờ trong nhà để thờ cúng tổ tiên). Thời gian thực hiện các nghi thức thờ cúng tổ tiên một cách đầy đủ và trang trọng là các ngày quan trọng như ngày giỗ (theo âm lịch) của người mất, các ngày mùng 1, ngày rằm, ngày Tết hoặc các ngày mà gia đình có sự kiện như cưới hỏi, sinh con, xây nhà, tang ma, ốm đau, thi cử, đi xa…
Việc thực hiện nghi thức thờ cúng tổ tiên như một cách để báo cáo và cầu mong tổ tiên phù hộ hoặc để tạ ơn tổ tiên khi công việc đã thành công.
Ngoài thờ cúng tổ tiên trong gia đình thì một số người Việt còn thờ cúng những đối tượng khác như sau:
- Dòng Phật: Đức Phật, các vị Bồ tát, La hán, Cao tăng, Thần linh, Thổ công, Tiên thần (như thần núi, thần đất, thần nước)… và những người đã khuất theo đạo Phật.
- Dòng Thiên: Các vị Thiên Đế, các vị Thiên Thánh, Thiên Quan, các vị Thiên Tiên…
- Dòng Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, các vị vua chúa, hàng Quan, Thánh Mẫu, Thánh Cô, Thánh Cậu…
- Dòng Thánh: Chúa Giêsu, Thánh Allah… và linh hồn người đã khuất theo đạo Thánh.
- Người có công với quê hương, đất nước như Vua Hùng, Mẹ Âu Cơ, Hưng Đạo Đại Vương…
- Các vị Thành Hoàng làng, tổ nghề.
2. Những nghi thức thờ cúng truyền thống của người Việt
Trong khuôn khổ bài viết lần này, chúng tôi chỉ đề cập tới nghi thức thờ cúng truyền thống trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Những nghi thức thờ cúng tổ tiên truyền thống quan trọng bao gồm cúng, khấn và vái lạy tổ tiên.
>>Xem thêm: Những điều cần biết về lễ cúng giỗ tổ tiên hàng năm
2.1 Nghi thức cúng
Nghi thức cúng là nghi thức quan trọng nhằm tỏ lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên đồng thời cầu xin tổ tiên phù hộ. Nghi thức cúng bao gồm những việc như chuẩn bị lễ vật dâng cúng (hương, hoa quả, mâm cỗ mặn hoặc chay, nước, rượu… đối với những ngày lễ tết, ngày giỗ hoặc những ngày trọng đại của gia đình) hoặc chỉ cần hương nhang (ngày thường), bày đồ lễ theo nguyên tắc “đông bình tây quả” (bình hoa bên phải, trái cây bên trái), thắp đèn/nến, thắp hương, đánh chuông, khấn, vái, lạy.
Khi thực hiện nghi thức cúng thì người cúng phải đứng nghiêm túc trước bàn thờ, chắp tay đưa lên ngang trán và khấn.
2.2 Nghi thức khấn
Khấn là việc người cúng nói nhỏ lầm rầm trong miệng những thông tin để gửi đến tổ tiên như sau: Tên người quá cố, ngày/tháng/năm (âm lịch và dương lịch), tên người cúng, địa chỉ, tên các thành viên trong gia đình, lý do cúng, lời cầu xin và lời hứa. Khi khấn, phải nói tên người quá cố một cách rõ ràng và trang trọng. Sau khi khấn thì vái lạy.
2.3 Nghi thức vái và lạy
Nghi thức vái và lạy được thực hiện thay cho lời chào kính cẩn tổ tiên.
Vái là nghi thức có thể thay thế cho lạy nếu lễ cúng thực hiện ngoài trời. Người vái sẽ chắp hai bàn tay trước ngực sau đó đưa lên ngang đầu, hơi cúi và khom lưng xuống rồi ngẩng lên. Hai tay đưa lên đưa xuống theo nhịp lúc cúi lúc ngẩng của đầu. Tùy từng trường hợp mà vái 2, 3, 4 hay 5 vái.
Lạy là nghi thức thể hiện sự kính trọng cao nhất. Người lạy sẽ chắp tay đưa lên cao quá trán rồi hạ xuống ngang ngực, sau đó có thể quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất, duỗi bàn chân, hạ thấp người, chán chạm đất.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu thêm về nghi thức thờ cúng truyền thống của người Việt. Nếu các bạn cần mua bàn thờ với mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá thành hợp lý để thực hiện các nghi thức thờ cúng truyền thống, hãy liên hệ với Vietnamarch để được tư vấn nhanh nhất nhé!
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu nghi lễ cúng giỗ đầu
Nghi lễ cúng giỗ đầu là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm...
Cách lập bàn thờ ngoài trời (bàn thờ Thiên)
Phong tục thờ cúng ông Thiên là một phong tục truyền thống, có từ lâu...
Cách thờ cúng tại nhà mới
Sau khi chuyển về một căn nhà mới hay một nơi ở mới, các gia...
Cách cúng và thờ cúng các vị thần linh
Trong quan niệm của người Việt, thờ cúng là một việc vô cùng quan trọng....
Lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay tại chung cư Sunshine Garden DG22
Dự án lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay DG22 tại chung cư...
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite là...
Cách đặt ông Thần Tiền đúng
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ông Thần Tiền được coi là biểu...
Cách thờ cúng ông bà tổ tiên trong dịp Tết
Thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục truyền thống nhằm tỏ lòng...