Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa là một phong tục truyền thống có từ lâu của người dân Việt, đặc biệt là với những gia đình làm công việc kinh doanh, buôn bán. Việc thờ cúng với hy vọng các vị sẽ đem lại nhiều may mắn, tài lộc, thuận lợi, thành công cho công việc. Cách cúng Thần Tài – Ông Địa như thế nào là chuẩn thì không phải ai cũng biết. Mời các bạn cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao lại cúng Thần Tài – Ông Địa?
Để biết tại sao cần cúng Thần Tài – Ông Địa thì cần phải hiểu Thần Tài – Ông Địa là ai. Thần Tài và Ông Địa là hai vị thần, trong đó Thần Tài là vị thần với vẻ ngoài như một ông lão có râu tóc dài bạc phơ, tay cầm thỏi vàng còn Ông Địa hay còn gọi là Thổ Công là vị thần có vẻ ngoài là một ông lão với chiếc bụng phệ, tay cầm quạt mo. Hai ông đều cười với nụ cười tươi, hiền hậu.
Thần Tài cai quản vấn đề tiền bạc, giúp mang lại điều may mắn liên quan đến vấn đề tiền bạc cho gia chủ. Còn Ông Địa là vị thần cai quản đất đai nơi gia chủ sống. Việc thờ cúng hai vị thần này hết sức quan trọng, sẽ giúp cho gia đình kinh doanh hay doanh nghiệp luôn thuận lợi, hanh thông, mua may bán đắt, ấm no, thịnh vượng, phát tài phát lộc…
2. Chi tiết cách cúng Thần Tài – Ông Địa
2.1 Cúng Thần Tài – Ông Địa vào thời gian nào?
Cúng Thần Tài – Ông Địa có thể thực hiện mỗi ngày, mỗi tháng tuy nhiên có một ngày mà chắc chắn phải cúng Thần Tài đó là mùng 10 tháng Giêng âm lịch hay còn gọi là ngày vía Thần Tài.
Việc thắp hương trên bàn thơ Thần Tài – Ông Địa hàng ngày cần được diễn ra vào buổi sáng khi chủ quán hoặc nhân viên đến sớm tiến hành. Còn vào ngày vía Thần Tài, lễ cúng cần chuẩn bị đầy đủ hơn và thời gian cúng cũng vào buổi sáng giờ Thìn từ 7 đến 9 giờ là tốt nhất. Trước khi cúng gia chủ nên lau dọn bàn thờ sạch sẽ cẩn thận.
>>Xem thêm: Set up bàn thờ thần tài với bộ đồ thờ cúng gốm sứ cao cấp
2.2 Cách chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ cúng Thần Tài – Ông Địa
Nếu gia chủ cúng Thần Tài hàng ngày thì có thể thực hiện đơn giản bằng cách thay nước, nếu hoa héo thì thay hoa, trái cây và bánh kẹo thì tùy tâm, gia chủ thắp một nén hương và cầu mong cầu xin cho công việc kinh doanh ngày hôm đó được suôn sẻ, thuận lợn.
Vào ngày vía Thần Tài thì cách cúng Thần Tài – Ông Địa có sự khác biệt hơn, cần được chú ý hơn và thực hiện đầy đủ hơn. Trước khi cúng thì gia chủ cần phải lau dọn bàn thờ Thần Tài, dùng nước lá bưởi hoặc nước pha rượu trắng lau tượng Thần Tài và Ông Địa. Nên đặt tượng Thiềm Thừ trên ban thờ Thần Tài với mong muốn mang lại may mắn và năng lượng tốt cho gia chủ. Những lễ vật và mâm cỗ cúng Thần Tài – Ông Địa cần chuẩn bị đầy đủ bao gồm:
- Hoa tươi: Hoa có nụ và thơm, có thể là hoa cúc, hoa ly, hoa đồng tiền hay hoa hồng…
- Trái cây tươi/mâm ngũ quả: Chuối, táo, lê, xoài, thanh long, cam, quýt, bưởi…
- Bộ tam sên: Gồm 300gr thịt heo quay (hoặc luộc), 3 quả trứng luộc (trứng gà hoặc vịt) và 3 con tôm hoặc cua luộc.
- 1 bộ tiền vàng mã.
- Khay vàng giấy
- Tiền lẻ (tiền thật)
- Thuốc lá: Để cả bao hoặc để 2 điếu thòi đầu ra ngoài
- 2 cây nến hoặc đèn dầu
- Đĩa gạo, đĩa muối, rượu trắng, nước sạch
- Trầu cau
- Bánh kẹo
- Xôi: Xôi gấc hoặc đỗ xanh
Ngoài ra, một số gia đình, thường là ở miền Trung hoặc miền Nam còn dâng cúng trên bàn thờ Thần Tài cá lóc nướng nguyên con, hoặc một số gia đình còn mua vàng miếng đặt lên bàn thờ để xin lộc.
2.3 Bài văn khấn Thần Tài – Ông Địa
Xin gửi tới các bạn bài văn khấn theo Sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam của nhà xuất bản Văn hóa Thông tin:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!”
Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu thêm về cách cúng Thần Tài – Ông Địa. Nếu các bạn có nhu cầu mua bàn thờ Thần Tài – Ông Địa thì hãy đến với Vietnamarch, chúng tôi là địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc cung cấp bàn thờ Thần Tài cùng các sản phẩm thờ cúng với chất lượng cao và giả cả cực kỳ phải chăng.
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu nghi lễ cúng giỗ đầu
Nghi lễ cúng giỗ đầu là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm...
Cách lập bàn thờ ngoài trời (bàn thờ Thiên)
Phong tục thờ cúng ông Thiên là một phong tục truyền thống, có từ lâu...
Cách thờ cúng tại nhà mới
Sau khi chuyển về một căn nhà mới hay một nơi ở mới, các gia...
Cách cúng và thờ cúng các vị thần linh
Trong quan niệm của người Việt, thờ cúng là một việc vô cùng quan trọng....
Lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay tại chung cư Sunshine Garden DG22
Dự án lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay DG22 tại chung cư...
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite là...
Cách đặt ông Thần Tiền đúng
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ông Thần Tiền được coi là biểu...
Cách thờ cúng ông bà tổ tiên trong dịp Tết
Thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục truyền thống nhằm tỏ lòng...