Theo nhà Phật, bao sái bàn thờ là nghi thức lau dọn, vệ sinh bàn thờ, bát hương. Đây là nghi thức tâm linh quan trọng được các gia đình thực hiện mỗi dịp năm hết tết đến. Trong bài viết lần này, Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về bao sái bàn thờ, bao sái bàn thờ vào ngày nào tốt nhất nhé!
1. Bao sái bàn thờ là gì?
Theo nhà Phật, bao sái bàn thờ được hiểu là việc lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang, thay hoặc thêm tro bát nhang bát hương. Công việc này hết sức quan trọng, thường được thực hiện vào cuối năm, chuẩn bị bước sang năm mới, nhiều gia đinh thường chọn ngày cúng ông Công, ông Táo (tức là ngày 23 tháng Chạp) để bao sái bàn thờ.
Bao sái bàn thờ có ý nghĩa hết sức to lớn. Sau một năm thì thường bát hương sẽ đầy và mặt bàn thờ sẽ không còn được sạch sẽ vì sẽ có bụi và tàn tro từ bát hướng đầy rơi xuống, lúc này việc bao sái bàn thờ, tỉa bớt chân nhang là nghi thức cần phải được thực hiện. Việc bao sái bàn thờ này không chỉ làm không gian thờ được sạch sẽ, gọn gàng, thuận tiện cho việc thờ cúng mà còn thể hiện lòng thành kính, biết ơn các vị thần linh, tổ tiên và cầu mong nhiều may mắn, bình an cho năm mới.
2. Nước sử dụng để bao sái bàn thờ là nước gì?
Bàn thờ và đồ thờ cúng là những vật phẩm vô cùng linh thiêng thế nên phải sử dụng loại nước đặc biệt để lau dọn và vệ sinh. Nước bao sái bàn thờ người ta thường sử dụng là rượu gừng. Nếu có điều kiện hơn thì có thể sử dụng nước 5 thứ thảo dược để tẩy uế, làm sạch bàn thờ, đồ thờ cúng. Cho 5 loại thảo dược bao gồm quế, hồi, bạch đàn, đinh hương và gỗ vang vào 1,5 lít nước và đun sôi kỹ, đến khi nước ấm thì dùng nước đó để lau dọn bàn thờ và đồ thờ cúng.
3. Bao sái bàn thờ vào ngày nào tốt nhất?
3.1. Bao sái bàn thờ vào ngày nào tốt đối với bàn thờ gia tiên
Bao sái bàn thờ vào ngày nào tốt là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Theo các chuyên gia văn hóa, mọi người có thể lựa chọn một ngày tốt bất kỳ trong tháng Chạp để bao sái bàn thờ, thường là sau rằm tháng Chạp là được. Tuy nhiên, thực hiện việc bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch (ngày cúng ông Công, ông Táo) là tốt nhất. Vào ngày này, gia chủ nên thực hiện 2 nghi lễ là cúng ông Công ông Táo và nghi lễ bao sái bàn thờ sau. Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ sẽ thể hiện tấm lòng thành tưởng nhớ công ơn của các vị thổ thần, táo quân, tiên tổ và cũng là chuẩn bị đón năm mới sạch sẽ, trang nghiêm, cầu mong những điều tốt đẹp nhất.
Ngoài ngày 23 tháng Chạp thì gia chủ có thể chọn bao sái bàn thờ gia tiên vào ngày 20, 26 hoặc 29 tháng Chạp.
>Xem thêm: Bài văn khấn bao sái bàn thờ đầy đủ nhất
3.2. Bao sái bàn thờ vào ngày nào tốt đối với bàn thờ Thần Tài
Đối với bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, theo quan niệm dân gian, việc bao sái bàn thờ tốt nhất nên thực hiện vào các ngày như: ngày 23 tháng Chạp, ngày vía thần tài và ngày rằm tháng Bảy (Âm lịch). Tuy nhiên, nếu bát nhang bàn thờ Thần Tài quá đầy thì gia chủ có thể xin rút chân nhang vào những ngày Rằm hàng tháng, nhưng lưu ý vẫn phải thực hiện đúng và đầy đủ các bước của nghi lễ bao sái bàn thờ.
4. Các điều cần lưu ý khi và sau khi bao sái bàn thờ
- Gia chủ là người bao sái bàn thờ, không nhờ ai khác làm hộ. Người bao sái, bốc bát hương cần phải sạch sẽ, thành tâm.
- Đảm bảo bàn thờ sạch sẽ, gọn gàng rồi mới đặt bát hương lên. Không bày nhiều đồ trên bàn thờ, chỉ bày vật phẩm có mục đích cho việc thờ cúng.
- Có thể để tiền vàng mã hoặc tiền xu trên bàn thờ, nhưng tuyệt đối không để tiền thật trên bàn thờ bởi tổ tiên và thần linh sẽ khó mà về, từ đó mà mong cầu của gia chủ cũng sẽ khó gửi đến được các vị.
- Có thể bày thêm đồ vàng mã và bánh kẹo trong ngày ông Công, ông Táo. Từ ngày 30 Tết đến ngày mùng 5 Tết, gia chủ nên dán Táo quân phù để có thể mời ông Táo quay trở về.
Dưới đây là video trình bày chi tiết về việc nên bao sái ban thờ vào ngày nào để quý khách tiện tham khảo.
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu nghi lễ cúng giỗ đầu
Nghi lễ cúng giỗ đầu là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm...
Cách lập bàn thờ ngoài trời (bàn thờ Thiên)
Phong tục thờ cúng ông Thiên là một phong tục truyền thống, có từ lâu...
Cách thờ cúng tại nhà mới
Sau khi chuyển về một căn nhà mới hay một nơi ở mới, các gia...
Cách cúng và thờ cúng các vị thần linh
Trong quan niệm của người Việt, thờ cúng là một việc vô cùng quan trọng....
Lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay tại chung cư Sunshine Garden DG22
Dự án lắp đặt mẫu đèn thả phòng thờ 6 tay DG22 tại chung cư...
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite
Lắp đặt mẫu bàn thờ chân thang chữ Thọ tại chung cư Capital Elite là...
Cách đặt ông Thần Tiền đúng
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ông Thần Tiền được coi là biểu...
Cách thờ cúng ông bà tổ tiên trong dịp Tết
Thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục truyền thống nhằm tỏ lòng...